08/09/2023 19:18 GMT+7

Hồ Biển Lạc ở Bình Thuận là tự nhiên, chưa phải dự án thủy lợi

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận cho biết hồ Biển Lạc là hồ tự nhiên, chưa phải là dự án thuỷ lợi.

Hồ Biển Lạc là tự nhiên, đã có từ lâu đời ở huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận - Ảnh: MAI THỨC

Hồ Biển Lạc là tự nhiên, đã có từ lâu đời ở huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận - Ảnh: MAI THỨC

Liên quan đến nội dung hồ Biển Lạc bỏ hoang, lãng phí mà dư luận đang xôn xao, chiều 8-9, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi Bình Thuận đã có báo cáo vụ việc.

Cụ thể, theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận chỉ quản lý công trình cầu giao thông kết hợp cống điều tiết lũ Lăng Quăng trên tuyến đường ĐT710 nối hai huyện Tánh Linh và Đức Linh.

Mùa mưa nước ngập, mùa khô nước cạn

Hồ Biển Lạc vào mùa khô diện tích ngập ứng với mực nước thấp nhất là khoảng 436ha, mùa lũ ngập 1.659ha.

Dự án công trình cầu giao thông kết hợp cống điều tiết lũ Lăng Quăng trên tuyến đường ĐT710, huyện Tánh Linh được phê duyệt vào tháng 5-2002. Công trình có nhiệm vụ đảm bảo giao thông và điều tiết lũ, với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỉ đồng.

Đây là công trình vừa đảm bảo giao thông, vừa đảm bảo thoát lũ suối Lăng Quăng và đồng thời ngăn lũ ngoài sông La Ngà khi mực nước lũ ngoài sông dâng cao. Về lâu dài, các hạng mục công trình đã được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển thủy lợi cho khu vực phía Nam tỉnh.

Công ty thông tin thêm sau khi công trình hoàn thành, nếu gắn biển theo đúng tên công trình là "Cầu giao thông kết hợp cống điều tiết lũ Lăng Quăng trên tuyến đường ĐT710, huyện Tánh Linh". Tuy nhiên, do chủ quan nên đặt tên công trình là "Hồ Biển Lạc" để cho gọn, dễ nhớ theo tên hồ tự nhiên.

Nếu làm công trình thủy lợi, tiền đền bù rất lớn

Trao đổi với Tuổi Trẻ trước đó, ông Nguyễn Hữu Phước - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận - giải thích khi mùa mưa thì nước sông La Ngà vào theo tự nhiên nhiều, nhưng đến mùa khô là hồ cạn. Lòng hồ chủ yếu là đất nông nghiệp của người dân và một ít đất ngập nước do địa phương quản lý, không có rừng.

Mùa mưa người dân đánh bắt cá tự nhiên và nuôi trồng thủy sản. Khi mùa khô nước rút, người dân có đất trong vùng bán ngập sản xuất lúa.

Ông giải thích địa hình tự nhiên hồ Biển Lạc rộng nhưng không sâu, nên có vùng bán ngập lớn trên 1.000ha, dung tích chứa ứng khoảng 17 triệu m3 nước.

"Nếu muốn tích nước mùa mưa để phục vụ sản xuất cho mùa khô thì phải khảo sát đo đạc lòng hồ và đưa vào kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên do kinh phí lớn, điều kiện ngân sách của tỉnh khó khăn, còn phải ưu tiên cho các công trình khác nên lâu nay chưa thực hiện được", ông Phước thông tin.

"Do đó hồ Biển Lạc chưa phải là hồ thủy lợi, đất trong lòng hồ vẫn là đất sản xuất nông nghiệp của người dân và một số diện tích đất ngập nước do Nhà nước quản lý, chưa giao cho đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi quản lý tích nước trong mùa khô, nhiệm vụ của công trình hiện nay là hỗ trợ điều tiết lũ ra vào trong mùa mưa", ông Phước giải thích.

Xung quanh lòng hồ có nhiều chỗ đang khai thác đất sét và cát - Ảnh: MAI THỨC

Xung quanh lòng hồ có nhiều chỗ đang khai thác đất sét và cát - Ảnh: MAI THỨC

Lên núi làm ngư dân Biển LạcLên núi làm ngư dân Biển Lạc

TTO - 'Chịu khó thức khuya giăng lưới chỉ vài tiếng là kiếm được 300.000 - 400.000 đồng. Cái hồ Biển Lạc kỳ lạ giữa núi rừng này như niêu cơm Thạch Sanh vơi lại đầy, nuôi dân làng qua bao năm'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên