25/08/2023 17:47 GMT+7

Heineken chính thức rời khỏi Nga

Việc bán lại hoạt động của Heineken ở Nga đã hoàn tất vào ngày 25-8. Nhà sản xuất bia lớn thứ hai thế giới chính thức rời khỏi Nga và có khả năng phải đối diện với khoản lỗ lên tới 300 triệu euro.

Heineken chính thức rời Nga sau khi bán lại hoạt động với giá 1 euro - Ảnh: REUTERS

Heineken chính thức rời Nga sau khi bán lại hoạt động với giá 1 euro - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters ngày 25-8, Heineken là doanh nghiệp nước ngoài tiếp theo chính thức rời khỏi Nga.

Nhà sản xuất bia đến từ Hà Lan đã bán lại hoạt động của họ cho Tập đoàn Arnest ở Nga với giá 1 euro (1,08 USD) tượng trưng.

Thương vụ này đã nhận được tất cả những phê duyệt cần thiết. Tuy nhiên, Heineken cũng phải đối diện với khoản lỗ lên tới 300 triệu euro (324,8 triệu USD).

Thực tế, Heineken đã công bố ý định rời khỏi Nga vào tháng 3-2022 sau khi Matxcơva bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, song hãng thừa nhận đã mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

"Những diễn biến gần đây cho thấy những thách thức đáng kể mà các công ty sản xuất lớn phải đối mặt khi rời khỏi Nga", giám đốc điều hành Dolf van den Brink cho biết.

Heineken có bảy nhà máy bia ở Nga và 1.800 nhân viên. Những người này sẽ được đảm bảo việc làm trong ba năm tới.

Thỏa thuận với Tập đoàn Arnest bao gồm giấy phép ba năm cho một số thương hiệu con trong khu vực. Heineken sẽ không được phép mua lại hoạt động kinh doanh tại Nga, đồng thời sẽ không nhận được hỗ trợ về mặt thương hiệu hay hưởng lợi từ bất cứ khoản tiền nào sau này.

Tuy nhiên, hãng bia khẳng định việc này sẽ tác động không đáng kể đến triển vọng phát triển trong cả năm 2023.

Theo giới thiệu trên trang web, Tập đoàn Arnest có 47 năm kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm gia dụng, nước hoa và mỹ phẩm tại Nga cũng như các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

Những thương hiệu lớn nào đã rời Nga?

Theo Hãng tin AP và trang web leave-russia.org, gần 300 công ty đa quốc gia đã tạm dừng hoặc rời khỏi Nga, khi phương Tây áp các lệnh trừng phạt chưa từng có lên Matxcơva.

Các công ty đã rời khỏi Nga hoàn toàn có thể kể đến: Volkswagen, Shell, McDonalds, hai ông lớn kiểm toán PWC và KPMG, Michelin, Yum! Brands (sở hữu thương hiệu đồ ăn nhanh KFC), Mondi (công ty lâm sản của Áo), Enel (công ty sản xuất điện của Ý)...

Lệnh trừng phạt không tàn phá nước Nga như phương Tây hy vọngLệnh trừng phạt không tàn phá nước Nga như phương Tây hy vọng

TTO - Từ tài chính tới năng lượng, các đòn trừng phạt được phương Tây đưa ra liên tục nhắm vào nhiều lĩnh vực của Nga những tháng qua sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Nhưng báo New York Times cho rằng hiệu quả chưa cao.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên