25/12/2021 16:33 GMT+7

Hậu COVID-19 kéo dài đến 3 tháng, một số di chứng có thể bị vĩnh viễn

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Đó là thông tin được PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - phó chủ tịch Hội Phổi Việt Nam - đưa ra tại Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức vào ngày 25-12.

Hậu COVID-19 kéo dài đến 3 tháng, một số di chứng có thể bị vĩnh viễn - Ảnh 1.

Các bác sĩ đang kiểm tra phổi cho bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: T.H.

Bác sĩ Ngọc cho biết có đến 80% bệnh nhân COVID-19 bị virus tấn công ở đường hô hấp trên với những biểu hiện như đau họng, sổ mũi, mất mùi vị, sốt… Khoảng 20% bệnh nhân bị virus xâm nhập vào đường hô hấp dưới, phải nhập viện, thở máy gây ra viêm toàn thân, xảy ra hiện tượng cơn bão Cytokine gây ra tổn thương dễ dẫn đến tử vong.

Khi người bệnh bị tổn thương ở phổi và mạch máu sẽ dẫn đến suy hô hấp cấp, viêm, đông máu, gây rối loạn về tuần hoàn… 

Đặc biệt, một số trường hợp hậu COVID-19 có hiện tượng xơ phổi có thể hồi phục được mất dần theo thời gian hoặc kéo dài vài tháng và cũng có thể trở thành xơ hóa vĩnh viễn. Xơ phổi sẽ dẫn đến suy hô hấp, đến nay các thuốc điều trị cho bệnh nhân bị xơ hóa vẫn chưa có, đang nghiên cứu.

Bác sĩ Ngọc cho biết thêm các hội chứng hậu COVID-19 có thể diễn ra 3 tháng sau khi bệnh nhân xuất viện. Nằm viện càng lâu bệnh càng nặng và di chứng hậu COVID-19 càng cao, bên cạnh đó tuổi càng lớn hậu COVID-19 càng rõ và kéo dài.

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam - cho biết kiểm soát nhiễm khuẩn là một trong những biện pháp để ngăn chặn dịch không xảy ra. Trong giai đoạn bình thường mới việc vui chơi, làm việc nhưng vẫn phải tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn.

Qua các đợt dịch, chủ yếu các ổ dịch phát sinh từ bệnh viện, do đó việc tuân thủ đúng các hướng dẫn phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn là biện pháp cần thiết để làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Việc áp dụng triệt để các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, đánh giá nguy cơ phơi nhiễm để có biện pháp xử trí, đặc biệt là ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện trên bệnh nhân COVID-19.

Bác sĩ Huỳnh Quang Đại - phó chủ nhiệm bộ môn hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết đa phần các bệnh nhân không tiêm vắc xin có tỉ lệ tử vong nhiều hơn, sau đó là những bệnh nhân béo phì.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những bệnh nhân COVID-19 uống kháng viêm sớm, sẽ giảm đáp ứng miễn dịch tạo cơ hội cho virus phát triển. Bệnh nhân có sử dụng thuốc kháng viurs Molnupiravir có khả năng rút ngắn thời gian điều trị, tăng khả năng hồi phục, giảm khả năng nhập viện. Ở bệnh nhân uống vitamin C liều cao không giảm được thời gian hồi phục, quan trọng là uống nước nghỉ ngơi phù hợp.

Tỉ lệ người bệnh muốn khám từ xa khá cao

Một nghiên cứu của ThS Nguyễn Thành Luân (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HC) cho thấy qua nghiên cứu cắt ngang mô tả của 350 bệnh nhân thuộc 4 bệnh viện trên địa bàn TP.HCM cho kết quả tỉ lệ người bệnh có nhu cầu tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh từ xa là 74,29%.

Mô hình người bệnh khám chữa bệnh từ xa mong đợi là tương đồng với mô hình được áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới. Do đó, các bệnh viện cần xây dựng chiến lược phát triển mô hình này và triển khai cung cấp dịch vụ phù hợp với thực tiễn, khoa học và sự phát triển của lĩnh vực y tế.

Đâu là giải pháp giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân viên hậu COVID-19? Đâu là giải pháp giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân viên hậu COVID-19?

Làn sóng nghỉ việc ồ ạt, sự biến đổi mạnh của thị trường lao động hậu COVID-19 đặt ra bài toán về vấn đề 'làm mới' chế độ phúc lợi, để doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân nguồn nhân lực trong giai đoạn nhiều biến động.

THU HIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên