18/10/2019 18:11 GMT+7

Hành vi ngày càng tồi tệ, du khách bị... mời về?

LINH TÔ (Theo CNN)
LINH TÔ (Theo CNN)

TTO - Khách du lịch từng được xem là một nguồn thu lớn mà bất kỳ điểm du lịch nào cũng khao khát. Tuy nhiên, dường như chúng ta đang sống ở một thời đại mà việc đi du lịch lại trở thành một vấn đề rắc rối.

Hành vi ngày càng tồi tệ, du khách bị... mời về? - Ảnh 1.

Thái độ cư xử thiếu lịch sự của khách du lịch trên thế giới đang bị phản ánh dữ dội - Ảnh: AFP

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UTWN), đã có 1,4 tỉ lượt khách du lịch quốc tế vào năm ngoái, tăng 6% vào năm 2017. Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế toàn cầu cũng trở nên quan trọng hơn. Trong năm 2018, ngành du lịch trị giá 1,7 tỉ USD, ước tính khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Cũng theo UTWN, Pháp là điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, tiếp theo là Tây Ban Nha, Mỹ, Trung Quốc và Ý. Tuy nhiên, các quốc gia này cũng gặp nhiều khó khăn khi thu hút đông đảo khách du lịch trên thế giới. Lượng khách tham quan quá cao khiến nhiều người dân phải rời khỏi Venice. Thành phố Venice cùng với Ibiza và Barcelona đã đưa ra nhiều loại thuế du lịch nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu nước và ô nhiễm môi trường do rác thải.

Một xã hội truyền thông xấu hổ

Hành vi ngày càng tồi tệ, du khách bị... mời về? - Ảnh 2.

Hai vloggers - Sabina Dolezalova và Zdenek Slouk - bị chỉ trích vì hành vi không đúng mực tại Bali - Ảnh: AFP

Hồi tháng 8, hai vlogger - Youtube là Sabina Dolezalova và Zdenek Slouka (Cộng hòa Czech), đã phải xin lỗi công khai sau khi một video của Slouka bị chỉ trích dữ dội. Theo đó, khi đi du lịch tại đền thờ Beji ở Rừng Khỉ (Bali), Slouka đã quay lại đoạn phim cảnh tốc váy và tạt nước vào một người phụ nữ.

Vụ bê bối xảy ra chỉ vài tuần sau khi video 5 người đàn ông Úc chạy khỏa thân và tiểu tiện trên đường phố ở Indonesia gây bão trên mạng xã hội.

Cả hai vụ việc này đều nhận được phản ứng gay gắt của cộng đồng mạng. Các quan chức Indonesia cho rằng khách du lịch thiếu ý thức nên bị đuổi khỏi Bali. Ủy ban Du lịch Bali cũng cho biết chính phủ của họ đang trong quá trình ban hành luật mới để điều chỉnh hành vi của khách du lịch khi họ đến thăm hòn đảo này.

Có nên thiết lập luật ứng xử?

Hành vi ngày càng tồi tệ, du khách bị... mời về? - Ảnh 3.

Du khách đến Rome bị cấm ngồi trên cầu thang của các di tích lịch sử như Bậc thang Tây Ban Nha - Ảnh: AFP

Rome là một trong những địa điểm có hướng dẫn khách du lịch hạn chế hành vi xấu. Năm 2018, thủ đô nước Ý đã thông qua luật cấm uống rượu trên đường phố, tổ chức các quán nhậu và ngâm mình trong đài phun nước của thành phố.

"Vào tháng 7 và tháng 8, thành phố như trở thành một cái cống lớn và không ai quan tâm đến điều lệ nào cả. Điều đó góp phần hủy hoại thành phố", Verde Sara - giám đốc điều hành Rome Tour Guide, chuyên tổ chức sắp xếp các tour du lịch ở Rome và Vatican - chia sẻ.

Các điểm đến khác như New Zealand cũng đang yêu cầu khách du lịch cam kết theo luật ứng xử. Điều này bắt đầu từ khi tình trạng lái xe ẩu, hủy hoại khu cắm trại, lờ đi quy tắc an toàn… ngày càng phổ biến ở các du khách.

Một số vùng ở Croatia cũng đã bắt đầu có luật ứng xử. Tương tự như Venice, Croatia cũng bị ảnh hưởng bởi lượng khách du lịch đông đảo. Những vùng này yêu cầu du khách phải mặc trang phục phù hợp, cấm du khách uống rượu và tụ tập tại khu vực công cộng nơi cấm uống rượu.

Sự hiểu lầm giữa các nền văn hoá

Hành vi ngày càng tồi tệ, du khách bị... mời về? - Ảnh 4.

Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn cho người dân, sau loạt sự cố khách Trung Quốc bị lên án bất lịch sự - Ảnh: Getty Images

"Tôi nghĩ chúng ta đã đi sai hướng, bởi không thể ép buộc tất cả khách du lịch phải biết về tất cả những phong tục truyền thống ở nơi họ đến. Mục đích ban đầu của du lịch là để giáo dục. Hành khách sẽ đến những địa điểm khác nhau, đón nhận những nền văn hoá khác nhau để khi trở lại, họ sẽ có sự thay đổi mới ở bản thân", Ina Rodin, giám đốc Văn phòng Du lịch quốc gia Croatia, nhận định.

Gần đây, thành phố Kyoto ở Nhật Bản đã cho ra mắt bản cập nhật dòng smartphone mới để hạn chế những khách du lịch bất lịch sự, sau những báo cáo về việc hành khách nằm xuống đường để chụp hình, hay rượt đuổi theo geisha.

Đây là chương trình do Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và du lịch Nhật Bản phối hợp với chính quyền Kyoto. Chiến dịch tiên phong này đẩy mạnh việc nhắc nhở về phép lịch sự qua ứng dụng điện thoại do thành phố tài trợ, và những thiết bị cầm tay cho thuê ở khách sạn.

Hành vi ngày càng tồi tệ, du khách bị... mời về? - Ảnh 5.

Người dân ở các thành phố như Venice và Barcelona đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống du lịch - Ảnh: AFP

Hiện nay, các quan chức ở Amsterdam đã ngừng quảng cáo thành phố là điểm đến hấp dẫn,  tăng thuế du lịch thêm khoảng 3 USD mỗi đêm cho khách du lịch ở lại qua đêm trong khách sạn, và áp đặt các quy tắc chặt chẽ hơn đối với hệ thống cho thuê phòng AirBnB.

Hàng năm, khoảng 1.000 người dân địa phương rời khỏi Venice vì chi phí sinh hoạt tăng theo lượng khách du lịch.

Trong năm 2017, khoảng 150.000 người đã biểu tình chống lại số lượng khách du lịch đổ về Barcelona ngày càng cao và sự phổ biến của dịch vụ AirBnB, dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở trong thành phố.

Thế giới tìm cách chống du lịch quá tải Thế giới tìm cách chống du lịch quá tải

TTO - Theo báo cáo của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (Anh), có 20 thành phố sẽ chịu thiệt hại nặng nếu không đối phó với tình trạng du lịch quá tải, bao gồm Amsterdam, Barcelona, Paris, Prague, Rome, San Francisco, Stockholm, Toronto...

LINH TÔ (Theo CNN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên