02/08/2020 15:21 GMT+7

Hàng trăm tê giác được cứu khỏi bọn săn trộm nhờ các biện pháp phong tỏa

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Số vụ săn trộm tê giác Nam Phi đã giảm 53% trong 6 tháng đầu năm 2020, một phần do các biện pháp giãn cách xã hội để phòng dịch COVID-19 và các nỗ lực triệt phá đường dây buôn lậu quốc tế.

Hàng trăm tê giác được cứu khỏi bọn săn trộm nhờ các biện pháp phong tỏa - Ảnh 1.

Tê giác tại công viên quốc gia Kruger ở Nam Phi - Ảnh: Alamy

Trong 6 tháng đầu năm nay, 166 con tê giác đã bị săn trộm ở Nam Phi, giảm nhiều so với 316 con của cùng kỳ năm 2019, theo bà Barbara Creecy, bộ trưởng Môi trường, lâm nghiệp và thủy sản Nam Phi.

Trong vòng 3 tháng kể từ khi Nam Phi giãn cách xã hội từ ngày 27-3 tới cuối tháng 6, chỉ có 46 con tê giác bị giết trên toàn quốc, giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. 

Nam Phi đã chiến đấu với vấn nạn săn trộm tê giác trong nhiều năm qua do nhu cầu vô độ về sừng tê ở châu Á. 

Bộ Môi trường Nam Phi cho rằng sở dĩ giảm nạn săn trộm sừng tê thành công là nhờ nhiều chiến lược khác nhau. Một nguyên do khác là do chuỗi cung ứng đứt gãy trên toàn cầu do các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19.

Nhưng Bộ trưởng Creecy cảnh báo rằng các biện pháp phòng dịch đang dần dỡ bỏ và vì vậy nạn săn trộm tê giác đang từ từ tăng trở lại.

Sừng tê giác có thành phần chủ yếu là keratin, chất tương tự như móng tay của con người. Chúng thường được bán dưới dạng bột với lời quảng cáo là thuốc chữa ung thư và các bệnh khác.

Cưa bỏ sừng để... cứu tê giác Cưa bỏ sừng để... cứu tê giác

Botswana bắt đầu tiến hành việc cưa sừng đàn tê giác khiến chúng không còn giá trị đối với những toán đi săn trộm tê giác với mục đích lấy sừng.

MINH KHÔI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên