23/09/2020 18:44 GMT+7

Hạn, mặn mùa khô 2021 tiếp tục gay gắt, khốc liệt

MẬU TRƯỜNG
MẬU TRƯỜNG

TTO - Ngày 23-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn mùa khô 2020-2021.

Hạn, mặn mùa khô 2021 tiếp tục gay gắt, khốc liệt - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm một vườn sầu riêng tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ngày 23-9 - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Nhắc lại những đợt hạn mặn khốc liệt từng xảy ra với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói:

"Nhớ lại mùa khô năm 2015-2016, nhiều cánh đồng ở miền Tây khô cháy do hạn mặn, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Mưa ít, nước sông Mekong thiếu hụt, nước mặn lấn sâu.

Tuy nhiên, trong mùa khô 2019-2020 dù hạn mặn xảy ra khốc liệt hơn, nhưng mức độ ảnh hưởng đã giảm rất nhiều, chỉ khoảng 7-8% so với năm 2015 -2016.

Đó là nhờ sự chủ động của cả người dân và chính quyền địa phương. Do đó ngay từ bây giờ, chúng ta phải bàn và sớm đưa ra những giải pháp cho mùa khô những năm tới để giảm thiểu thiệt hại do hạn mặn gây ra".

Ông Trần Hồng Hà - bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường - cho biết sau đợt hạn mặn khốc liệt 2020, bước vào mùa lũ, lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mekong vẫn tiếp tục bị sụt giảm.

Từ đầu tháng 6 đến nay, tổng lượng mưa khu vực thượng nguồn Trung Quốc thấp hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 25% và cao hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 10%. Do mưa ít nên mực nước lũ dọc dòng chính sông Mekong cũng bị giảm mạnh so với trung bình nhiều năm.

Mực nước tại các trạm ở thượng lưu sông Mekong thấp hơn trung bình nhiều năm từ 2,5 - 4m; còn ở hạ lưu sông Mekong thấp hơn trung bình nhiều năm 3 - 5,5m và thấp hơn cùng kỳ năm 2019 từ 1,3 - 7,2m.

Mực nước Biển Hồ đầu mùa lũ năm 2020 cũng ở mức thấp kỷ lục trong chuỗi số liệu 25 năm gần đây do nước lũ chảy vào từ dòng chính Mekong và mưa trên các lưu vực quanh hồ rất ít. Dung tích Biển Hồ tính đến giữa tháng 9-2020 chỉ đạt khoảng 25% so với trung bình nhiều năm.

Riêng nguồn nước tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, nguồn nước mặt cũng thấp hơn mực nước trung bình nhiều năm từ 1,15 - 2m. Trong khi đó, nguồn nước ngầm tại khu vực này có xu hướng giảm theo thời gian.

Trước những diễn biến bất lợi trên, Bộ Tài nguyên và môi trường nhận định trong mùa khô 2020 -2021 sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, xâm nhập mặn sẽ sớm diễn ra và gay gắt nhưng không bằng năm 2019.

Nước mặn trên các nhánh sông chính như sông Tiền, sông Vàm Cỏ, sông Hậu đều lấn sâu hơn đợt xâm nhập mặn 2016 và được dự đoán là sẽ xâm nhập sớm, bắt đầu từ tháng 12-2020. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020- 2021 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp thủy sản và diện tích trồng cây ăn trái ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra do thiếu hụt nguồn nước dẫn đến mực nước trên sông và các kênh rạch ở mức thấp, nguy cơ cao xảy ra sạt lở bờ sông và các kênh rạch trong thời gian này, đặc biệt là trên các sông chính.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của các bộ ngành, địa phương trong công tác phòng chống hạn mặn.

Năm 2020 là năm hạn mặn nặng nề nhưng người dân Đồng bằng sông Cửu Long lại được mùa lúa, được giá; đời sống nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long được nâng lên. Đây là kết quả cần phát huy để làm tốt hơn trong mùa tới.

"Chúng ta cần nhận thức hạn hán, xâm nhập mặn là không thể tránh, buộc chúng ta phải sống chung. Đây là nguy cơ nhưng cũng là thời cơ nếu chúng ta biết tận dụng những mặt tích cực để phát triển kinh tế", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Hạn, mặn mùa khô 2021 sẽ tiếp tục gay gắt, khốc liệt - Ảnh 3.

Một nhà vườn ở Tiền Giang bôi vôi vào một gốc sầu riêng chết để hi vọng cây sẽ cho tược mới. Đây là một trong những cách nhà vườn khôi phục vườn sầu riêng sau hạn mặn - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Đảm bảo sản xuất trong tình hình mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành tiếp tục làm tốt công tác truyền thông đến mọi người dân để người dân chủ động trong việc ứng phó với hạn mặn.

Các cơ quan chức năng theo dõi nguồn nước, thông tin về tình trạng nguồn nước để chỉ đạo trong ngành nông nghiệp kịp thời, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp.

Rà soát xây dựng kế hoạch ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Không để người dân nào thiếu nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, hướng dẫn địa phương, người dân trữ nước ngọt.

Đề xuất 3 chương trình phát triển khoa học - công nghệ cho Đồng bằng sông Cửu Long Đề xuất 3 chương trình phát triển khoa học - công nghệ cho Đồng bằng sông Cửu Long

TTO - Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Long An vừa đề xuất 3 chương trình nhằm phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) Đồng bằng sông Cửu Long trong 5 năm tới, tại hội thảo do Cục Công tác phía Nam, Bộ KHCN, tổ chức.

MẬU TRƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên