20/10/2023 13:55 GMT+7

Giao tranh ở thành phố chiến lược Avdiivka sẽ đi đến đâu?

Những cuộc giao tranh khốc liệt tại thành phố chiến lược Avdiivka, miền đông Ukraine, đã bước sang ngày thứ mười nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Sau thời gian dài phòng thủ, lực lượng Nga đang bước vào thế tấn công tại thành phố Avdiivka, miền đông Ukraine - Ảnh: ASIA TIMES

Sau thời gian dài phòng thủ, lực lượng Nga đang bước vào thế tấn công tại thành phố Avdiivka, miền đông Ukraine - Ảnh: ASIA TIMES

Ngày 19-10, Hãng tin Reuters dẫn lời tướng Valery Zaluzhnyi - tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine - cho biết Nga tích cực điều động các đơn vị tấn công, cùng rất nhiều thiết bị bọc thép, máy bay và pháo binh, nhằm nỗ lực xuyên thủng hàng phòng thủ và vòng vây của phía Kiev ở thành phố Avdiivka.

Các nhà quan sát nhận định Avdiivka là nơi có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với Matxcơva. Vì thế khu vực này đã trở thành tâm điểm của những cuộc giao tranh khốc liệt trong mười ngày qua.

Hàng loạt chiến lược tấn công được triển khai

Hôm 13-10, báo Politico dẫn lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết dường như Nga đang phát động một cuộc tấn công mới nhắm vào khu vực phía đông Ukraine.

Trước đó hôm 12-10, báo Politico cho biết Nga thực hiện chiến thuật Blitzkrieg (tấn công chớp nhoáng) vào khu vực gần thành phố Avdiivka.

Trong khi đó, đài CNN dẫn phát biểu của ông Vitalii Barabash, lãnh đạo quân sự thành phố Avdiivka, trên kênh truyền hình địa phương rằng Matxcơva tấn công thành phố này nhằm bao vây các binh sĩ Ukraine, không chỉ tấn công vào các khu định cư ở tiền tuyến mà còn phá hủy những khu định cư ở tận sâu bên trong lãnh thổ thành phố.

Cũng theo vị quan chức này, Nga chưa bao giờ tấn công trực diện vào Avdiivka, mà chủ yếu tập trung tấn công từ hai bên sườn, tức từ phía nam và phía bắc thành phố. Nga sử dụng một số loại vũ khí riêng để tấn công Avdiivka như hệ thống pháo phản lực nhiều nòng TOS-1A.

Trong khi đó, một số quan chức và nhà phân tích so sánh Avdiivka với Mariupol, khi cho rằng thành phố này vẫn có thể cầm cự thêm vài tuần kể cả khi đã bị Nga bao vây hoàn toàn.

Tương quan vũ khí

Tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ được Ukraine sử dụng lần đầu hôm 17-10 - Ảnh: AFP

Tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ được Ukraine sử dụng lần đầu hôm 17-10 - Ảnh: AFP

Báo Asia Times cho rằng các phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo ngắn trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua đã hé lộ hai nỗi lo ngại hàng đầu của phía Matxcơva hiện nay, trong đó có tên lửa tầm xa MGM-140 ATACMS của Mỹ và sự xuất hiện của chiến đấu cơ F-16 có thể là vào tháng 1-2024.

Theo Asia Times, Matxcơva biết rằng F-16 sẽ là thách thức đối với mặt trận trên không của Nga ở một mức độ nào đó, và sự xuất hiện của “hàng nóng” này sẽ gây rối các hoạt động của họ.

Đối mặt với những vũ khí như ATACMS, Nga đã sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa và thiết bị gây nhiễu GPS để đánh bại các tên lửa mà Mỹ và đồng minh cung cấp cho Kiev.

Tuy nhiên, mẫu tên lửa ATACMS mà Washington gửi cho Ukraine lại là phiên bản cũ, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (Inertial navigation system - INS) mà không sử dụng hệ thống dẫn đường GPS, đồng nghĩa các thiết bị gây nhiễu tín hiệu của Nga không có tác dụng trên các tên lửa Mỹ mà Kiev sử dụng này.

Một thông tin đáng chú ý khác là phía Nga bố trí các trực thăng tấn công quá gần khu vực chiến tuyến, nơi họ rất dễ bị tấn công bởi các loại vũ khí như tên lửa hành trình Storm Shadow, hệ thống pháo phản lực HIMARS và gần đây là ATACMS.

Ông Putin: Mỹ gửi tên lửa tầm xa ATACMS là sai lầmÔng Putin: Mỹ gửi tên lửa tầm xa ATACMS là sai lầm

Tổng thống Putin gọi quyết định gửi tên lửa tầm xa ATACMS cho Kiev là sai lầm, một ngày sau khi Ukraine xác nhận sử dụng loại vũ khí này tấn công hai sân bay Nga.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên