Thứ 6, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Gần 50% du khách Việt không muốn bỏ kế hoạch đi du lịch sau dịch
TTO - Mặc dù đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến kinh tế và thu nhập cũng như tâm lý sợ dịch bệnh bùng phát trở lại khi đi du lịch của rất nhiều người, tuy nhiên, du khách Việt Nam không vì thế mà từ bỏ ý định đi du lịch của mình trong năm 2020.

Du khách Việt đặt tour tại công ty du lịch, lữ hành ngay sau khi Việt Nam kết thúc giãn cách xã hội - Ảnh: N.BÌNH
Trong 6 tháng cuối năm 2020, gần 50% du khách Việt vẫn có ý định đi du lịch, trong số này có đến 71% khách cho biết đang lên kế hoạch những chuyến đi trong năm nay, theo báo cáo "Dự định đi du lịch của khách Việt hậu COVID-19" do Công ty Outbox Consulting thực hiện và phát hành ngày 29-5.
Đây là tỉ lệ cao hơn mức kỳ vọng vì người Việt trước giờ vẫn ít có thói quen lập kế hoạch xa trước ngày khởi hành.
Nhóm khảo sát nhận định con số 71% du khách đang lên kế hoạch đi du lịch cũng phần nào thấy được nhu cầu du lịch của khách Việt Nam thực tế vẫn tồn tại và đang bắt nhịp nhanh sau dịch. Dự kiến thị trường du lịch sẽ bắt đầu sôi động từ tháng 7 và tháng 8.
Dịch bệnh cũng khiến du khách chuyển đổi sang lựa chọn các điểm đến trong nước (57%) thay vì các điểm đến quốc tế (12%) cho các chuyến du lịch trong 6 tháng cuối năm 2020. Bên cạnh đó, việc lựa chọn những điểm đến gần nơi sinh sống cho các chuyến đi ngắn và tiết kiệm cũng trở thành một trong những lựa chọn của khách Việt (16%) trong năm nay.
Khảo sát cũng ghi nhận còn khoảng 25% người được hỏi khá lưỡng lự, chưa có những quyết định cụ thể cho những chuyến đi trong năm 2020.
Theo ông Phước Đặng, CEO Outbox Consulting, đây là số người tiêu dùng mà các doanh nghiệp du lịch, lữ hành phải thuyết phục được trong các chiến dịch truyền thông sau dịch thời gian tới, doanh nghiệp hay điểm đến phải xây dựng kế hoạch phục hồi thật kỹ lưỡng, đón đầu xu hướng thị trường.
"Du khách Việt vẫn còn tâm lý lo sợ dịch bệnh bùng phát trở lại (38%) cũng như những lo lắng về vấn đề an toàn sức khỏe khi đi du lịch (21%). Đây là hai yếu tố hàng đầu tác động đến những dự định du lịch của khách Việt Nam ít nhất là 6 tháng tới và có thể kéo dài hơn mà các doanh nghiệp cần hiểu và giải quyết", ông Phước Đặng lưu ý.
Ngoài ra, hành vi du lịch của người Việt cũng có nhiều thay đổi sau dịch như du khách có xu hướng đi tự túc tăng lên thay vì đi tour trọn gói, mức độ nhạy cảm về giá cao hơn do thu nhập giảm sút, khách ưu tiên tour biển, đảo sau đó mới đến tour tham quan thắng cảnh…
Du khách Việt đặc biệt quan tâm đến sức khỏe khi lựa chọn điểm đến, vì vậy các doanh nghiệp du lịch và điểm tham quan cần chú ý đặc biệt đến yếu tố an toàn cũng như vệ sinh của sản phẩm dịch vụ.
"Các doanh nghiệp du lịch có thể nắm bắt hành vi này và xây dựng những hành trình nhỏ, ngắn ngày để thu hút được sự quan tâm của khách du lịch", nhóm khảo sát nhận định.
-
TTO - Công ty TNHH Diageo Việt Nam, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đồ uống có cồn, đã đến ủng hộ 3 tỉ đồng cho chương trình 'Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19' do báo Tuổi Trẻ phát động.
-
TTO - Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh của ông Võ Hoàng Yên chỉ hoạt động hơn một năm thì bỏ hoang. Hiện cơ sở vật chất trong trung tâm này đã xuống cấp trầm trọng, nhiều hạng mục hư hỏng, nhếch nhác.
-
TTO - Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt vào loại lớn nhất nước, vừa thông báo giá khám bệnh mới. Theo đó, mức khám theo yêu cầu với giáo sư là 550.000 đồng/lượt, với phó giáo sư là 450.000 đồng, tiến sĩ là 300.000 đồng.
-
TTO - Hôm nay, 4-3, giá bán vàng miếng SJC tại một số tiệm vàng đã rơi xuống dưới 56 triệu đồng/lượng, do giá vàng thế giới lao dốc mạnh, có thời điểm rơi xuống mức đáy trong vòng 9 tháng qua.
-
TTO - Lý do những trạm y tế phường, xã bị ngừng hợp đồng khám chữa bệnh BHYT ban đầu do bác sĩ đứng tên trên giấy phép hoạt động đã về hưu hoặc đã luân chuyển...
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận