11/02/2024 16:56 GMT+7

F-16 gây ấn tượng mạnh, không quân Ukraine thêm hy vọng

Các phi công Ukraine thể hiện sự ấn tượng với những tiêm kích F-16 của Mỹ và tiềm năng hỗ trợ của tiêm kích này với Kiev trong cuộc chiến trên không với lực lượng Nga.

Một tiêm kích F-16 - Ảnh: Không quân Mỹ

Một tiêm kích F-16 - Ảnh: Không quân Mỹ

F-16 là một máy bay chiến đấu hạng nhẹ đa nhiệm, được sử dụng trong cả chiến đấu trên không và không đối đất.

Chiếc tiêm kích dài 49 feet (hơn 14m) có thể mang theo hai quả bom nặng gần 1.000kg/quả, hai tên lửa AIM-9 Sidewinder, hai tên lửa AIM-120 và hai thùng nhiên liệu bên ngoài nặng hơn 1.000kg. Nó cũng được trang bị một pháo đa nòng M-61A1 20mm.

Theo Không quân Mỹ, F-16 có thể bay hơn 800km khi tiến hành các hoạt động không đối đất.

Các đồng minh của Kiev đã nhiều lần bày tỏ hy vọng loại tiêm kích hiện đại này có thể đẩy máy bay Nga ra xa tiền tuyến và "săn lùng" các tên lửa hành trình của Matxcơva hiệu quả hơn.

Các khóa huấn luyện tiêm kích F-16 cho phi công Ukraine đã bắt đầu từ năm 2023. Tuần này, các phi công Ukraine tham gia đào tạo ở Mỹ và châu Âu đã dành lời khen ngợi cho loại máy bay này.

"Các phi công của chúng tôi (Ukraine) rất ấn tượng (với F-16). Tiêm kích này đơn giản là vượt quá sự mong đợi của họ. Chỉ với lượng thông tin mà họ nhận được trong quá trình huấn luyện, các phi công đã thấy được tiềm năng to lớn về việc loại máy bay này sẽ hỗ trợ cho lực lượng không quân của chúng tôi như thế nào.

Và bạn có thể tưởng tượng rằng vẫn còn những thông tin mà họ chưa biết hoặc chưa được cung cấp về khả năng của những tiêm kích F-16 này", một phi công Ukraine có biệt danh "Phantom" trả lời phỏng vấn, trang Business Insider đưa tin.

Nhưng phi công "Phantom" cũng thừa nhận việc đào tạo lại các phi công trên các loại máy bay như F-16 đã gặp phải một số thách thức nhất định, vì nhiều người đã quen lái các loại máy bay cũ do Nga sản xuất như Su-27 và MiG-29.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngồi trong chiếc tiêm kích F-16 tại căn cứ không quân Skrydstrup ở Vojens, miền bắc Đan Mạch, ngày 20-8-2023 - Ảnh: AFP

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngồi trong chiếc tiêm kích F-16 tại căn cứ không quân Skrydstrup ở Vojens, miền bắc Đan Mạch, ngày 20-8-2023 - Ảnh: AFP

Mỹ đã bắt đầu đào tạo phi công Ukraine lái tiêm kích F-16 vào tháng 10-2023. Trong khi Anh từ tháng 8 năm ngoái đã đưa các phi công Kiev qua học các khóa học bay và tiếng Anh, trước khi tiến hành huấn luyện F-16 chuyên biệt tại Đan Mạch vào tháng 12.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Omerov khẳng định nước này đánh giá cao khóa huấn luyện mà Anh và các đối tác đang cung cấp, nói thêm rằng chương trình này cung cấp một "chương trình nhanh chóng và hiệu quả để trang bị cho các phi công Ukraine những kỹ năng cần thiết trong cuộc chiến chống lại Nga".

Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy đang cung cấp tới 60 chiếc F-16 cho Ukraine, theo nhật báo Telegraph (Anh).

Liệu F-16 có thể thay đổi cục diện chiến trường?

Viện nghiên cứu Atlantic Council từng bày tỏ nghi ngờ về khả năng "thay đổi cuộc chơi" của F-16, vì hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga có thể sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng với các máy bay của Ukraine, buộc các máy bay này phải bay ở độ cao thấp hơn và đẩy chúng vào thế bất lợi.

Mặc dù vậy, cơ quan này lưu ý rằng "nỗ lực đào tạo phi công, nhân viên mặt đất và nhân viên hậu cần người Ukraine để vận hành và bảo trì những chiếc máy bay này sẽ có giá trị lâu dài".

Hungary khẳng định Hungary khẳng định 'chưa bao giờ và không bao giờ' giúp vũ khí cho Ukraine

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto khẳng định việc cung cấp vũ khí cho Ukraine chính là nguyên nhân khiến chiến tranh kéo dài.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên