07/12/2023 14:48 GMT+7

Du lịch TP.HCM coi trọng truyền thông, doanh thu vượt chỉ tiêu

Du lịch TP.HCM trong 11 tháng năm 2023 đạt doanh thu 160.000 tỉ đồng, cao hơn 25% so với năm 2019 (trước dịch COVID-19). Sở Du lịch TP.HCM ghi nhận cơ quan truyền thông đã đóng góp lớn vào thắng lợi chung của du lịch thành phố.

Du lịch TP.HCM coi trọng truyền thông, doanh thu vượt chỉ tiêu. 11 tháng năm 2023 doanh thu đạt 160.000 tỉ đồng, cao hơn 25% so với năm 2019 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Du lịch TP.HCM coi trọng truyền thông, doanh thu vượt chỉ tiêu. 11 tháng năm 2023 doanh thu đạt 160.000 tỉ đồng, cao hơn 25% so với năm 2019 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngày 7-12, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức tọa đàm "Vai trò truyền thông trong du lịch". Chương trình nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch TP.HCM lần thứ 3 năm 2023. 

Ông Lê Trương Hiền Hòa - phó giám đốc Sở Du lịch - cho biết năm 2023, du lịch TP.HCM đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo đó, 11 tháng đầu năm, ngành du lịch đạt hầu hết kế hoạch đưa ra. Doanh thu về du lịch đạt trên 160.000 tỉ đồng, cao hơn 25% so với năm 2019 - thời điểm trước dịch COVID-19.

Đáng chú ý, dù lượng khách trong nước, quốc tế chỉ đạt 65% nhưng doanh thu du lịch đạt được đúng như lãnh đạo TP đề ra. Trong đó, phó giám đốc Sở Du lịch ghi nhận có sự đóng góp lớn của truyền thông.

"Từ các góc nhìn của phóng viên, chúng tôi xem là cách để ngành du lịch soi lại xem mình đang thiếu gì, cần triển khai nội dung gì trong thời gian tới", ông Hòa chia sẻ.

Tọa đàm "Vai trò truyền thông trong du lịch" được nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí, truyền thông góp ý phát triển mục tiêu, định hướng phát triển du lịch TP.HCM trong thời gian tới - Ảnh: CÔNG TRUNG

Tọa đàm "Vai trò truyền thông trong du lịch" được nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí, truyền thông góp ý phát triển mục tiêu, định hướng phát triển du lịch TP.HCM trong thời gian tới - Ảnh: CÔNG TRUNG

Báo chí "kề vai sát cánh" với du lịch thành phố

Tại tọa đàm, nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nhấn mạnh các cơ quan truyền thông nói chung và Tuổi Trẻ nói riêng luôn đồng hành xây dựng phát triển du lịch. Trong thời gian qua, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức nhiều chương trình về du lịch trong nước, quốc tế để quảng bá thành công, vượt xa mong đợi.

Loạt chương trình, tuyến bài về du lịch của Tuổi Trẻ như "Ấn tượng Việt Nam"; "Hiến kế phát triển sông Sài Gòn"; Lễ hội Phở Việt - Vietnam Phở Festival 2023 tại công viên Yoyogi, Keyaki Square - Tokyo Nhật Bản...

Lễ hội Phở Việt - Vietnam Phở Festival 2023 quảng bá ẩm thực Việt, thu hút 85.000 lượt khách Nhật tham gia - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Lễ hội Phở Việt - Vietnam Phở Festival 2023 quảng bá ẩm thực Việt, thu hút 85.000 lượt khách Nhật tham gia - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chia sẻ kinh nghiệm vì sao cơ quan báo chí Việt Nam đã tổ chức sự kiện truyền thông ở Nhật thành công, Tuổi Trẻ phối hợp chặt chẽ với tờ báo của Nhật Bản, lan tỏa đến các cơ quan, thông tấn địa phương, thậm chí trên các ga, tàu dán hình ảnh quảng bá chương trình Phở Việt. Sự kiện đã thu hút hơn 85.000 lượt người đến thưởng thức món ăn Việt Nam. Qua đó góp phần quảng bá du lịch ẩm thực.

Dù có khá nhiều tin bài truyền thông về ngành du lịch của thành phố trong năm qua, nhà báo Lê Thế Chữ cho rằng chưa có nhiều hình ảnh con người TP.HCM, trong khi yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong du lịch.

Ông Chữ gợi ý xây dựng sản phẩm du lịch cho Thiềng Liềng (huyện Cần Giờ) như dựa trên đặc thù muối mặn của ấp đảo này để khách trải nghiệm "tắm biển chết" như mô hình ở Israel.

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn - tổng biên tập báo Thanh Nhiên, ở góc độ xây dựng và phát triển, truyền thông là kênh chuyển tải các chủ trương, cơ chế, chính sách về du lịch đến người dân và du khách. Đồng thời, truyền thông phản ánh những bất cập, đưa ra kiến nghị, đề xuất các quy định phù hợp với sự vận động của thị trường... Chẳng hạn như chính sách visa.

Ông Toàn góp ý mọi ngành nghề đang hướng tới phát triển bền vững và ngành du lịch cũng không thể đứng ngoài. Tình trạng một đoàn du lịch đi qua, để lại rác thải khá nhiều. Tuyên truyền du lịch có trách nhiệm đến toàn thể người dân, du khách trong và ngoài nước, theo ông Toàn là nhiệm vụ quan trọng của truyền thông lúc này.

Trong khi đó, nhà báo Tô Đình Tuân - tổng biên tập báo Người Lao Động, cho rằng du lịch thành phố cần tăng cường khai thác các sản phẩm đường sông, các sản phẩm quận huyện, đồng thời phát triển du lịch TP.HCM cần gắn kết với Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ để đa dạng điểm đến cho khách. 

Bên cạnh đó, cần phát triển mạnh về du lịch thể thao, ẩm thực khi xu hướng khách Nhật Bản, Hàn Quốc sang Việt Nam đánh golf, nghỉ ngơi rất nhiều.

"Vai trò của truyền thông rất lớn"

Sau khi lắng nghe các góp ý của lãnh đạo cơ quan báo chí, truyền thông, Phó giám đốc Sở Du lịch Lê Trương Hiền Hòa nhấn mạnh "vai trò của truyền thông rất lớn" với ngành du lịch. Với góp ý về du lịch đường sông, ông Hòa cũng nhận thắc mắc của nhiều nhà kiến trúc đặt câu hỏi về lịch sử sông Sài Gòn. Du lịch đường sông là một trong bảy trụ cột chiến lược phát triển của du lịch thành phố trong tương lai.

Với chương trình Ngày của Phở, ông Hòa đặt hàng với báo nghiên cứu mở rộng quảng bá ẩm thực sang quốc gia khác như Úc, châu Âu.

Theo ông Hòa, sự phối hợp giữa truyền thông và ngành du lịch là phương án cộng hưởng nguồn lực, mang đến hiệu quả kép tối ưu để thu hút khách du lịch đến Việt Nam và kích thích nhu cầu du lịch của du khách nội địa, góp phần đưa du lịch ngày càng phát triển.

Du lịch đường sông hấp dẫn khách nhưng còn lận đậnDu lịch đường sông hấp dẫn khách nhưng còn lận đận

Du lịch đường sông TP.HCM đang đón nhận thêm sản phẩm mới với mục tiêu đến năm 2025 sẽ khai thác trên tất cả các tuyến sông Sài Gòn. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, bến, bãi neo đậu tàu... vẫn là bài toán khó.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên