15/08/2022 09:37 GMT+7

'Du lịch là ngành phục hồi nhanh nhất, nhưng thiếu hỗ trợ hiệu quả'

Bà CAO THỊ TUYẾT LAN (phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, giám đốc kinh doanh Viettours) - Như Bình ghi
Bà CAO THỊ TUYẾT LAN (phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, giám đốc kinh doanh Viettours) - Như Bình ghi

TTO - Từ đầu năm đến nay, du lịch tăng trưởng nóng, song chỉ rơi vào dòng khách nội địa, nguồn nhân lực khan hiếm trầm trọng. Các doanh nghiệp đều lo ngại thị trường nội địa "bùng nổ" dịp hè nhưng khi hết hè sẽ lại trầm lắng.

Du lịch là ngành phục hồi nhanh nhất, nhưng thiếu hỗ trợ hiệu quả - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp du lịch mong chờ được vay vốn, hỗ trợ về chính sách để phục hồi. Trong ảnh: Du khách Hàn Quốc tham quan quận 1, TP.HCM vào cuối tháng 7-2022 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sau hai năm gần như đóng băng, những doanh nghiệp du lịch nào còn bám trụ, sống sót đến ngày hôm nay là cả kỳ tích. 

Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm và có chính sách hỗ trợ có hiệu quả trên thực tế để kịp "cứu", tạo động lực để doanh nghiệp sớm phát triển trở lại và có những thương hiệu mạnh.

"Mũi nhọn" cũng khó vay vốn

Việc Chính phủ đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp là chủ trương tốt để tiếp sức cho cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Nhưng thực tế thế nào? Ngay cả khi vay vốn trong điều kiện bình thường, với các doanh nghiệp du lịch, điều này cũng không dễ.

Trong giai đoạn sau dịch, ngành du lịch tăng trưởng nóng, chúng tôi có những hợp đồng đoàn khách lớn lên đến vài chục tỉ đồng, nhu cầu đầu tư cao và có sẵn tài sản thế chấp, nhưng tiếp cận được các khoản vay của ngân hàng vẫn rất khó. 

Những doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội, có ít vốn muốn dốc sức đầu tư, tăng trưởng trở lại thì ngân hàng nói hết room, không cho vay nhiều được. Nếu tiếp cận được thì tốc độ giải ngân vẫn rất chậm, bị lỡ mất cơ hội.

Các chuyên gia tính toán, để ngành du lịch phục hồi bằng mức trước dịch COVID-19, chúng ta cần ít nhất từ 3-4 năm nữa. Vì thế, nếu Nhà nước xác định du lịch là ngành kinh tế "mũi nhọn" và thực sự quan tâm đến ngành này, thì cần có những chính sách ưu đãi kể cả về thuế.

Nhà nước đã giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%. Về bản chất, việc giảm thuế này là dành cho người tiêu dùng, nhưng thời gian đến cuối năm 2022 cũng cận kề. Với sức mua yếu như hiện nay, vẫn cần hỗ trợ trong thời gian tới.

Ngay cả khi vay vốn trong điều kiện bình thường, với các doanh nghiệp du lịch, điều này cũng không dễ chứ chưa nói đến tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2% của Chính phủ.

Bà Cao Thị Tuyết Lan

Phục hồi nhanh nhất nhưng thiếu hỗ trợ hiệu quả

Du lịch là ngành đang có sự hồi phục nhanh nhất nhưng lại rất thiếu các chương trình hỗ trợ hiệu quả nhất. Doanh nghiệp du lịch cần có điều kiện vay vốn riêng, bởi tính đặc thù ngành là rất cao.

Bên cạnh điểm nghẽn về vốn, chính sách cũng vướng. Từ đầu năm đến nay, du lịch tăng trưởng nóng, song chỉ rơi vào dòng khách nội địa, nguồn nhân lực khan hiếm trầm trọng. Các doanh nghiệp đều lo ngại thị trường nội địa "bùng nổ" dịp hè nhưng khi hết hè sẽ lại trầm lắng. 

Nếu không tháo gỡ các chính sách nhập cảnh kịp thời cho khách ngoại vào Việt Nam, đà hồi phục ngành du lịch hiện nay có thể "sụp đổ".

Chúng ta đều thừa nhận chính sách thị thực của Việt Nam vẫn chưa đủ sức hấp dẫn, làm cho ngành du lịch bỏ lỡ cơ hội hồi phục nhanh khi quy trình xét duyệt, khai báo, chờ đợi rất nhọc nhằn.

Vào được Việt Nam đã khó, du khách đến từ những thị trường xa cũng bị "bức bí" với số ngày miễn thị thực 15 ngày.

Khó khăn không mới, ngay vốn ngân hàng khó vay rất nhiều ngành kêu rồi, nhưng doanh nghiệp vẫn nêu với nhiều hy vọng.

Đà Lạt, Vũng Tàu bắt đầu "nóng" dịp 2-9

du khach bay khinh khi cau (2) 6(Read-Only)

Tại sự kiện “Dấu ấn hè 2022” tổ chức tại huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu vào ngày 13-8, thu hút khoảng 15.000 lượt người - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Còn 2 tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 2-9, nhưng nhiều cơ sở lưu trú tại Vũng Tàu đã nhận được khách đặt phòng từ 20 - 90% số phòng. Đại diện của resort Maria Bay (đường Trần Phú, TP Vũng Tàu) khẳng định đến ngày 14-8 có hơn 100 phòng nghỉ ở đây đã được du khách đặt đến gần 90%.

Ông Trịnh Hàng, giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho hay để chuẩn bị, trước mắt sở và các ngành chức năng đang rà soát để khắc phục tốt nhất có thể những điểm kẹt xe trên quốc lộ 51, đồng thời kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải cho triển khai thu phí không dừng trên các trạm.

"Các địa phương có đông phương tiện đến du lịch đã lập các bãi đậu xe và đưa lên Google Maps bằng mã QR. Việc này để tránh đậu xe trên đường và chạy lòng vòng tìm nơi đậu", ông Trịnh Hàng nói.

UBND TP Đà Lạt đánh giá dịp lễ tới sẽ không có hiện tượng "cháy phòng", quá tải. Dự kiến TP sẽ đón khoảng 50.000 lượt khách - tương đương với những ngày cuối tuần trong dịp hè 2022.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, hiện các khách sạn lớn ở Đà Lạt đều đã nhận đặt phòng trước khoảng 40%, tính toán trong dịp lễ đa số các khách sạn sẽ đạt khoảng 60% độ lấp đầy phòng.

Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng khuyến khích du khách đặt phòng trước. Đa số các khách sạn ở đây đều không buộc khách phải mua phòng cả 2-3 ngày lễ nhưng đều yêu cầu khách đặt cọc trước.

Đông Hà - Mai Vinh

Chuyển đổi số, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp du lịch Chuyển đổi số, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp du lịch

Ngày 11-8, Sở Du lịch, Sở TT-TT, Hội Khách sạn TP Đà Nẵng cùng các doanh nghiệp du lịch, công nghệ trên địa bàn TP đã tổ chức hội thảo nâng cao năng lực chuyển đổi số và giải pháp chiếu sáng thông minh tại cơ sở lưu trú du lịch năm 2022.

Bà CAO THỊ TUYẾT LAN (phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, giám đốc kinh doanh Viettours) - Như Bình ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên