09/03/2020 16:28 GMT+7

Dòng tiền vào chứng khoán khá cao dù VN-Index mất gần 56 điểm

BÔNG MAI
BÔNG MAI

TTO - Phiên giao dịch ngày 9-3 chứng kiến cuộc bán tháo "lịch sử", thị trường có tới 572 cổ phiếu rớt giá, bao gồm 272 mã nằm sàn. Chỉ một phiên đã khiến VN-Index giảm gần 60 điểm, "bốc hơi" thành quả nỗ lực hơn 2 năm qua.

Dòng tiền vào chứng khoán khá cao dù VN-Index mất gần 56 điểm - Ảnh 1.

Vào lúc gần cuối phiên giao dịch ngày 9-3, VN-Index giảm đến 56,71 điểm. Hàng loạt cổ phiếu lớn bị bán tháo, "la liệt" nằm sàn - Ảnh: BÔNG MAI

Chốt phiên giao dịch 9-3, VN-Index mất đến 55,95 điểm (-6,28%) xuống mốc 835,49 điểm. Đây cũng là số điểm thấp nhất kể từ đầu tháng 11-2017 cho đến nay. 

Dù thanh khoản khá cao, vào phút cuối đạt hơn 5.561 tỉ đồng, tuy nhiên toàn sàn VN-Index hôm nay chỉ có 34 mã tăng giá, 14 mã đứng giá và có đến 368 mã giảm giá, bao gồm 162 mã nằm sàn.

Hôm nay, cả 30 "ông lớn" thuộc rổ VN30 đều rớt giá và có tới 23 cổ phiếu nằm sàn. Rổ này cũng mất 53,12 điểm (-6,35%) xuống còn 782,85 điểm. Đóng cửa giao dịch, sàn HNX cũng giảm 7,31 điểm (-6,43%) xuống 106,34 điểm. Nhóm HNX30 rớt tiếp 15,36 điểm (-7,36%) xuống còn 193,47 điểm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phan Dũng Khánh - giám đốc tư vấn đầu tư của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng - nhận định việc thị trường giảm điểm mạnh hôm nay cho thấy tâm lí nhà đầu tư lo lắng trên diện rộng vì lo ngại dịch COVID-19, hầu như tất cả các cổ phiếu đều bị ảnh hưởng, kể cả nhóm dược và y tế cũng bị bán tháo.

Song song đó, thị trường bị tác động dồn dập bởi hàng loạt yếu tố u ám như giá dầu giảm 30% trong sáng 9-3, tức giảm mạnh nhất trong 30 năm qua, chỉ số tương lai của Mỹ cũng đang giảm, thị trường châu Á rớt điểm, lãi suất trái phiếu đang ở mức thấp trong lịch sử…

Ông Huỳnh Minh Tuấn - giám đốc môi giới hội sở của Mirae Asset - nhìn nhận, diễn biến phức tạp của COVID-19 đã khiến nhà đầu tư quan sát và phản ứng vào hoạt động cơ cấu danh mục của mình theo hướng thoát khỏi thị trường để bảo toàn vốn.

Thông tin về ca nhiễm số 17 lan đi và sau đó hơn 10 ca được công bố đã tạo áp lực tâm lý cực lớn lên nền kinh tế tài chính Việt và thị trường chứng khoán đã phản ánh điều này một cách nghiêm trọng ngay trong phiên giao dịch đầu tuần với mức giảm điểm kỉ lục kể từ khi thành lập cho cả thị trường cơ sở và thị trường phái sinh. Số vốn hóa tạm tính mất đi kể từ khi đại dịch xảy ra là gần 15 tỉ USD.

Một tác động kép nữa đến từ tình hình chung của thế giới khi EU gần như" vỡ trận" với COVID-19 và Mỹ ban bố hàng loạt tình trạng khẩn cấp ở các bang. Điều này hiệu ứng vào chỉ số tương lai của chứng khoán Mỹ giao dịch vào tối nay. Thời gian thực mới nhất cho thấy các chỉ số chứng khoán châu Âu và Mỹ đều có mức giảm dự phòng trên 5%.

Một chỉ báo quan trọng mà giới đầu tư hay theo dõi ở thị trường Mỹ đó là lợi suất trái phiếu 10 năm của họ đang giảm rất mạnh về sát ngưỡng 0. Điều này hàm ý đang diễn ra sự cơ cấu dòng tiền vào lớp tài sản này để phòng ngừa rủi ro.

Chứng khoán tương lai của Mỹ mất 1.000 điểm trong khi giá dầu tiếp tục lao đốc Chứng khoán tương lai của Mỹ mất 1.000 điểm trong khi giá dầu tiếp tục lao đốc

TTO - Chỉ số chứng khoán tương lai Dow Jones Futures đã mất hơn 1.000 điểm trong ngày 8-3 khi giới đầu tư bấn loạn hơn về tác động của dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng.

BÔNG MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên