04/07/2023 16:17 GMT+7

'Doanh nghiệp đang khốn khổ do bị mấy cú đạp, cú đấm liên hồi'

Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn nhất, chịu nhiều mất mát và thiệt thòi nhất do 3 năm qua, liên tiếp bị mấy 'cú đạp' là dịch COVID-19 bùng phát rồi nhu cầu tiêu dùng suy giảm.

Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn nhất do dịch COVID-19 bùng phát và nhu cầu tiêu dùng suy giảm - Ảnh: N.HIỂN

Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn nhất do dịch COVID-19 bùng phát và nhu cầu tiêu dùng suy giảm - Ảnh: N.HIỂN

Phát biểu tại hội thảo khoa học góp ý cho dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, được tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức hôm 4-7, GS.TSKH Nguyễn Mại - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - cho biết doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ đang vô cùng khó khăn.

Doanh nghiệp "khốn khổ không thể tưởng tượng được". Không có tiền trả cho ngân hàng, cho lao động nên doanh nghiệp phải sa thải lao động. Không có tiền mua nguyên vật liệu, nên có khách hàng, doanh nghiệp cũng không sản xuất được.

Câu chuyện hiện nay là của các bộ ngành cùng Chính phủ, Quốc hội, UBND các tỉnh, thành phố nên tập trung vào để giải cứu doanh nghiệp.

"Trong tình hình hàng chục vạn doanh nghiệp đang chết yểu, ai lại nghĩ đến chuyện đưa ra giải pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lúc này. Do vậy, thời điểm này không nên đưa ra bất kỳ chủ trương chính sách về tăng bất kỳ loại thuế nào" - ông Nguyễn Mại khuyến nghị.

Cùng quan điểm trên, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - nhận định doanh nghiệp Việt Nam đang gặp vô vàn khó khăn. 

Trong 40 năm làm việc với doanh nghiệp, thời điểm này doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn nhất, chịu nhiều mất mát và thiệt thòi nhất.

Ba năm qua, doanh nghiệp đang bị ba "cú đạp, cú đấm" liên hồi. Cú đạp thứ nhất là dịch COVID-19 bùng phát.

Cú đạp tiếp theo là ảnh hưởng của bên ngoài khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm và lạm phát gia tăng.

Cú đạp thứ ba là thủ tục hành chính trước đây cải cách bao nhiêu thì giờ chồng lên bấy nhiêu. Nên môi trường kinh doanh không có cơ hội cải thiện.

Với các cú đấm, cú đạp liên tục như thế, doanh nghiệp là đối tượng chịu tác động.

"Trong bối cảnh này, Nhà nước chỉ nên thúc đẩy, khuyến khích động viên doanh nghiệp, còn chấm dứt ngay những chính sách hoặc những sáng kiến chính sách tăng thu.

Chính sách tài khóa không phải tập trung vào thu mà phải tập trung vào chi. Đó là quản lý chi thế nào cho hiệu quả chứ không phải là tăng thu. Nhà nước là nên tập trung giải quyết thực trạng trì trệ của một bộ phận bộ máy" - ông Cung nói.

Ông Phan Văn Mãi: Đơn hàng của doanh nghiệp tại TP.HCM giảm trung bình 30% đến 50%Ông Phan Văn Mãi: Đơn hàng của doanh nghiệp tại TP.HCM giảm trung bình 30% đến 50%

Khi đơn hàng giảm, việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng, tác động đến đời sống, an sinh, an ninh, trật tự của địa phương.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên