22/03/2021 15:09 GMT+7

Cùng va chạm, ứng xử khác - kết quả rất khác

NGỌC GIAO
NGỌC GIAO

TTO - Những ứng xử văn minh, đúng pháp luật khi lái xe không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn, mà còn tạo cơ sở cho một nền văn hóa giao thông tốt đẹp và an toàn.


Cùng va chạm, ứng xử khác - kết quả rất khác - Ảnh 1.

Kết thúc có hậu từ chuyện "Chủ xe Mercedes bị va quẹt không bắt đền mà còn tặng tiền và xe máy cho người tông mình: Nụ cười tươi rói của người nhận và niềm vui của người trao" - Ảnh: LÊ PHAN

Câu chuyện từ "Chủ xe Mercedes bị va quẹt không bắt đền mà còn tặng tiền và xe máy cho người tông mình" là một dẫn dụ.

Cùng va chạm, ứng xử khác - kết quả rất khác

Theo thống kê của Ban an toàn giao thông TP, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, trong đó ý thức kém của người dân là một trong những nguyên nhân hàng đầu.

Số liệu từ các cơ quan chức năng cho thấy có đến 95% vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện như: đi không đúng phần đường, làn đường, vi phạm quy tắc tránh vượt chuyển hướng chiếm hơn 30%; lấn trái đường gần 24%; thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo khoảng cách an toàn chiếm hơn 29%; vi phạm tốc độ 3,8%...

Điều đáng nói hơn, có những vụ va chạm nhỏ nhưng lại gây ra hậu quả lớn mà nguyên nhân chủ yếu do cách hành xử của những đi đường với nhau.

Chắc ai trong số chúng ta từng xem qua clip nam thanh niên đánh dã man một nữ sinh sau va chạm giao thông ở Bình Dương đều phẫn nộ với hành động này.


Cùng va chạm, ứng xử khác - kết quả rất khác - Ảnh 2.

Clip nam thanh niên đạp vào đầu nữ sinh sau va chạm giao thông ở Bình Dương đều phẫn nộ với hành động này - Ảnh cắt từ video

Nhưng đối với một vụ va chạm giao thông khác, nhiều người cũng tấm tắc khen hành động của ông "chủ xe Mercedes bị va quẹt không bắt đền mà còn tặng tiền và xe máy cho người tông mình".

Hai sự việc cùng xuất phát từ va chạm giao thông nhưng kết quả trái ngược nhau. Thanh niên ở Bình Dương đã phải trả giá cho hành vi côn đồ của mình, đối mặt với nguy cơ tù tội; thì người đàn ông đụng phải xe Mecedes chẳng những không phải bồi thường mà còn được chủ xe tặng tiền, tặng cả xe máy.

Trong vụ va chạm giữa xe Mecerdes và xe máy, người đi xe máy sai khi dừng đột ngột và nhận ra lỗi của mình nên việc đầu tiên là xin lỗi người đi ôtô. Chính động thái thấy lỗi, nhận lỗi với thái độ chân thành đã "xoa dịu sự nóng nảy có thể phát sinh", để rồi từ đó chuyển sang sự cảm thông, chia sẻ - với kết cục câu chuyện thêm phần ý nghĩa.

Thay thói quen nhỏ - tạo ý nghĩa to trong văn hóa giao thông

Trong cuộc sống ở các đô thị với những bộn bề lo toan, vì cơm áo gạo tiền, nhiều người bôn ba ngoài đường và với hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập không tránh khỏi những va chạm, va quẹt giao thông.

Nhưng nếu như gặp hoàn cảnh như vậy, mỗi người cần điềm tĩnh nhìn nhận sự việc, trao nhau những lời chân thành thì mọi việc sẽ hóa hư không. Trường hợp những va chạm bắt buộc đúng sai thế nào sẽ có cơ quan chức năng giải quyết theo quy định.

Bên cạnh đó, để cải thiện văn hóa giao thông, ngoài những nỗ lực của các cơ quan chức năng, vẫn cần lắm ý thức tự giác của mỗi người.

Có thể bắt đầu ngay từ những thói quen nhỏ như: đi đúng phần đường, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông, không nghe nhạc hay dùng điện thoại khi đang lái xe...

Cùng va chạm, ứng xử khác - kết quả rất khác - Ảnh 3.

Mấy ai biết những hành vi vi phạm giao thông tuy nhỏ như thế này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn - Ảnh: CHÂU TUẤN

Bên cạnh đó, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi người cũng đừng quên tập những thói quen tốt khi đi đường như: không khạc nhổ ở nơi công cộng, không chen lấn và giữ khoảng cách hợp lý khi dừng đèn đỏ, luôn mang khẩu trang khi sử dụng phương tiện công cộng…

Chỉ cần làm được những việc này thôi là đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao văn minh giao thông và góp phần bảo vệ an toàn được tính mạng, tài sản và sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.

Thói quen ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật khi lái xe giúp giảm tai nạn và góp phần xây dựng văn minh giao thông.

"Chuyến xe văn minh" là chiến dịch truyền thông do báo Tuổi Trẻ tổ chức với sự đồng hành của Grab Việt Nam nhằm mục đích góp phần nâng cao ý thức của người dân.

Đầu năm 2021, chiến dịch "Chuyến xe văn minh" tái khởi động với chương trình "10 thói quen văn minh giao thông" cùng thông điệp "Thay thói quen nhỏ, tạo ý nghĩa to" .

Người tham gia chỉ cần truy cập: https://tuoitre.vn/chuyenxevanminh và lần lượt thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: Đề xuất 1 thói quen nhỏ mà bạn nghĩ là sẽ ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của mọi người khi tham gia giao thông (ví dụ: quên gạt chân chống, bóp kèn xe inh ỏi, sử dụng điện thoại khi đang lái xe…).

Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin được yêu cầu trong phần bảng hiện ra sau khi bạn ấn nút "Gửi".

Bước 3: Chia sẻ đường link thói quen mà bạn vừa đề xuất lên trang Facebook cá nhân ở chế độ "Công khai" và kêu gọi người thân, bạn bè vào bình chọn.

Ban tổ chức sẽ tiến hành trao 10 phần quà (1 triệu đồng/người) từ đơn vị đồng hành Grab Việt Nam đến 10 người tham gia có bài viết được bình chọn nhiều nhất.

Người đàn ông được chủ Mercedes tặng xe: Người đàn ông được chủ Mercedes tặng xe: 'Con gái sẽ đỡ mặc cảm với bạn bè'

TTO - Sáng 8-3, anh Nguyễn Văn Lộc, người trong clip dừng xe đột ngột va quẹt xe Mercedes trên cầu Bình Phước 2, đã nhận xe máy mới từ anh Huỳnh Bảo Toàn (chủ xe) và bộc bạch câu chuyện khiến người nghe không khỏi chạnh lòng.

Thăm dò ý kiến

Có ý kiến cho rằng không nên thu hồi xe cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn... vì đó là kế sinh nhai của người nghèo. Theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

NGỌC GIAO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên