11/03/2024 10:32 GMT+7

Cực quang tuyệt đẹp nhìn từ không gian

Những bức ảnh hiếm vừa được các phi hành gia NASA chia sẻ cho thấy khung cảnh cực quang ngoạn mục từ vũ trụ.

Cực quang tuyệt đẹp nhìn từ không gian- Ảnh 1.

Hiện tượng cực quang được chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế - Ảnh: NASA

Cực quang là cảnh tượng kỳ ảo thường được quan sát ở những vùng cực. Nhưng nếu nhìn từ không gian thì sao? Bạn sẽ có một góc nhìn hoàn toàn khác về màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp này.

Các phi hành gia đã chụp được những hình ảnh có một không hai về cực quang trong những chuyến bay ra ngoài vũ trụ. Cực quang như đang "nhảy múa" ngay bên trên Trái đất.

Mới đây phi hành gia NASA Jasmin Moghbeli đã chia sẻ những hình ảnh hiếm hoi chụp lại cực quang nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Những bức ảnh cho thấy cực quang màu xanh lá cây nhảy múa trên bán cầu nam. 

Trong một số khung ảnh, người xem còn thấy bóng dáng của Trạm ISS đang lơ lửng giữa không trung.

"Đôi khi tôi không thể tin rằng khung cảnh kia xảy ra ở Trái đất - là hành tinh của chúng ta, ngôi nhà của chúng ta.

Chúng ta thật may mắn khi được sống ở một nơi thật ngoạn mục và sống động. Tôi chắc chắn sẽ nhớ những khung cảnh này. Tôi mong muốn được khám phá thêm về hành tinh của chúng ta và những khung cảnh tuyệt đẹp từ mặt đất", Moghbeli viết trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter).

Cực quang tuyệt đẹp nhìn từ không gian- Ảnh 2.

Cực quang dường như bao trùm đường chân trời của Trái đất khi Trạm vũ trụ quốc tế quay quanh 437km trên vùng cực nam Ấn Độ Dương, ở giữa châu Á và Nam Cực - Ảnh: NASA

Cực quang xuất hiện màu xanh lục tạo thành phông nền hoàn hảo cho tàu con thoi Endeavour xuất hiện. Endeavour nổi bật trong hình với các ăng ten dành cho thiết bị radar, đang được ánh trăng chiếu sáng. Các phi hành gia đã nhìn thấy cực quang nhiều lần trong suốt 11 ngày thực hiện nhiệm vụ - Ảnh: NASA

Cực quang xuất hiện màu xanh lục tạo thành phông nền hoàn hảo cho tàu con thoi Endeavour xuất hiện. Endeavour nổi bật trong hình với các ăng ten dành cho thiết bị radar, đang được ánh trăng chiếu sáng. Các phi hành gia đã nhìn thấy cực quang nhiều lần trong suốt 11 ngày thực hiện nhiệm vụ - Ảnh: NASA

Cực quang huyền ảo nhìn từ không gian. Bên dưới là khu vực cực Nam của Ấn Độ Dương, giáp với Nam Cực - Ảnh: NASA

Cực quang huyền ảo nhìn từ không gian. Bên dưới là khu vực cực Nam của Ấn Độ Dương, giáp với Nam Cực - Ảnh: NASA

Còn đây là bức ảnh cực quang được chụp từ tàu Endeavour. Trong ảnh, ngoài màu xanh rực rỡ của cực quang, người xem còn thấy một vùng áp suất thấp hình thành trên vịnh Alaska, làm sáng bầu trời đêm - Ảnh: NASA

Còn đây là bức ảnh cực quang được chụp từ tàu Endeavour. Trong ảnh, ngoài màu xanh rực rỡ của cực quang, người xem còn thấy một vùng áp suất thấp hình thành trên vịnh Alaska, làm sáng bầu trời đêm - Ảnh: NASA

Tiến sĩ Don L.Lind mô tả cảnh tượng này bằng 2 chữ "ngoạn mục". Khung cảnh được chụp khi tàu vũ trụ nằm trên một điểm nằm giữa Úc và lục địa Nam Cực. Trong bức ảnh, dải màu xanh lam và các tia màu đỏ cao là cực quang. Dải màu nâu song song với đường chân trời của Trái đất là sự phát quang của chính bầu khí quyển và được gọi là ánh sáng không khí - Ảnh: NASA

Tiến sĩ Don L.Lind mô tả cảnh tượng này bằng 2 chữ "ngoạn mục". Khung cảnh được chụp khi tàu vũ trụ nằm trên một điểm nằm giữa Úc và lục địa Nam Cực. Trong bức ảnh, dải màu xanh lam và các tia màu đỏ cao là cực quang. Dải màu nâu song song với đường chân trời của Trái đất là sự phát quang của chính bầu khí quyển và được gọi là ánh sáng không khí - Ảnh: NASA

Cực quang tuyệt đẹp nhìn từ không gian- Ảnh 7.

Cực quang nhìn từ tàu vũ trụ, chụp lại màn nhảy múa ánh sáng tại Bắc Âu - Ảnh: NASA

Cực quang ở phía xa và 2 điểm sáng là 2 thủ đô Matxcơva (phải) và Helsinki (trái) - Ảnh: NASA

Cực quang ở phía xa và 2 điểm sáng là 2 thủ đô Matxcơva (phải) và Helsinki (trái) - Ảnh: NASA

Vì sao có cực quang?

Cực quang được hình thành do sự bức xạ từ, qua đó tạo thành những vệt sáng đủ màu sắc trên bầu trời.

Từ mặt đất, người xem có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm có nhiều dải màu cùng nhiều loại ánh sáng kỳ ảo.

Về mặt khoa học, các dải sáng được tạo thành do hiện tượng tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió mặt trời và tầng khí quyển bên trên của Trái đất.

Cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu được gọi là bắc cực quang, thường diễn ra từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 4. Ở Nam bán cầu, hiện tượng này được gọi là nam cực quang.

Ngắm "những lọn tóc cực quang" hiếm trên trời đêmNgắm 'những lọn tóc cực quang' hiếm trên trời đêm

'Những lọn tóc cực quang' màu xanh lá cây thanh tao được nhiếp ảnh gia chụp trên bầu trời đêm ở Iceland.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên