Thứ 6, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Cộng đồng mạng 'dậy sóng' với ‘Cổ Mộc Trấn’ ở Long Xuyên
TTO - Phim trường cổ trang có tên gọi 'Cổ Mộc Trấn' vừa đi vào hoạt động tại TP Long Xuyên, An Giang với ý tưởng mang phim ra đời thực đã vấp phải những ý kiến gay gắt từ cộng đồng mạng.

Cổ Mộc Trấn do một người dân tại phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên xây dựng đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của cộng đồng mạng - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Ngày 12-1, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thanh Tuấn - bí thư, chủ tịch UBND phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên, An Giang - cho biết địa phương đang phối hợp các ngành chức năng TP Long Xuyên xác minh thêm 3 nội dung về xây dựng, đất đai và quảng cáo có tiếng nước ngoài chưa đúng quy định tại Cổ Mộc Trấn để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.
"Tuy nhiên, chủ nhân của Cổ Mộc Trấn đang là F0 ở huyện An Phú nên chưa về địa phương để xử lý được. Chủ nhân nơi này là người Việt, đã sử dụng phần đất của mình để xây dựng và quảng cáo, nơi này có nhiều vấn đề cần làm rõ thêm", ông Tuấn nói.
Trước đó, ngày 11-1, phim trường Cổ Mộc Trấn ở phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên đã có buổi khai trương rầm rộ, thu hút nhiều Youtuber và các trang fanpage đến "review".
Chưa đầy 24 giờ đăng tải, các hình ảnh về Cổ Mộc Trấn đã thu hút hàng ngàn bình luận, chia sẻ của cộng đồng mạng. Bên cạnh một số người tỏ ra thích thú với điểm "check-in" mới lạ này, cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nên đưa văn hóa Trung Hoa copy nguyên bản vào Việt Nam như vậy.
Chủ tài khoản FB Châu Quốc Thạnh bình luận: "Nhìn tưởng đang ở bên Tàu, không có chút gì Việt Nam. Phải mà nhà đầu tư phỏng dựng theo kiểu cách cổ của người Việt, cho thuê nhật bình, áo tấc thì hay biết mấy. Đáng tiếc lại là truyền bá cho văn hóa Trung Hoa".
Tài khoản Phương Minh thì đặt ra câu hỏi: "Chủ quán là người Hoa hả bạn? Từ phục trang cho đến trang trí đều theo phong cách Trung Hoa. Người Việt Nam có khăn mỏ quạ, khăn đóng, áo tứ thân, áo dài, nhà tranh vách đất, nhà sàn, lò gạch".

Bà Huỳnh Nguyễn Kim Diệu mong muốn Cổ Mộc Trấn sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách dịp xuân 2022 - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Còn bà Huỳnh Nguyễn Kim Diệu - quản lý Cổ Mộc Trấn - cho biết ý tưởng xây dựng phim trường chụp ảnh cổ trang là từ mẹ của bà, bà nhìn thấy những cảnh trên phim có nhân vật mặc cổ phục đứng trên lầu vọng cảnh vô cùng ấn tượng. Mục đích của bà là làm kinh doanh, không hề có ý gì khác.
"Tôi thấy ý tưởng của mẹ rất hay, các bạn trẻ hiện nay cũng thích hòa mình vào thế giới cổ trang, được làm công chúa, hoàng tử, tiểu thư ngày xưa. Vì thế tôi xây dựng thành ý tưởng kinh doanh, một mặt hiện thực hóa thế giới cổ trang lại một cách sống động, mặt khác tạo ra diện mạo mới, một điểm đến hấp dẫn trong dịp Tết Nhâm Dần 2022 này", bà Diệu nói.
-
TTO - Bà Trần Anh Đào, phó tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), được giao phụ trách ban điều hành HoSE từ 20-5, thay ông Lê Hải Trà bị buộc thôi việc.
-
TTO - Năm 2003, Trần Tuấn Quỳnh mang về HCV bóng bàn đơn nam trong kỳ SEA Games diễn ra trên sân nhà. Và tận 19 năm sau, bóng bàn Việt Nam mới xuất hiện một tay vợt kế thừa chiếc HCV lịch sử đó.
-
TTO - Tối 20-5, rất đông người hâm mộ đã đổ về SVĐ Cẩm Phả (Quảng Ninh) sẵn sàng xếp hàng xuyên đêm chờ đến giờ phát vé trận chung kết bóng đá nữ Việt Nam - Thái Lan sáng 21-5.
-
TTO - Chân gà, vịt lộn, tiết canh, đuông dừa, sứa đỏ… là những món đã quá quen thuộc với người Việt, thế nhưng trong mắt người nước ngoài thì như thế nào?
-
TTO - Đặt chỉ tiêu 140 HCV tại SEA Games 31 nhưng tính đến hết ngày 20-5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành đến 164 HCV, vượt chỉ tiêu 24 HCV.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận