27/09/2019 08:00 GMT+7

Chuyên gia nêu nguyên nhân khiến người trẻ tuổi mắc bệnh tim mạch

T.D.V
T.D.V

Một số thống kê gần đây cho thấy người mắc bệnh tim mạch (loại bệnh tim mạch không lây nhiễm) đang có xu hướng trẻ hóa.

Chuyên gia nêu nguyên nhân khiến người trẻ tuổi mắc bệnh tim mạch - Ảnh 1.

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sỹ Phạm Mạnh Hùng Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam; Viện trưởng viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch - Đại học Y Hà Nội, Chuyên gia hàng đầu Việt Nam về Tim mạch Can thiệp, đã chia sẻ về vấn đề này.

Xin PGS cho biết, bệnh lý tim mạch ở Việt Nam trong những năm gần đây có biến động gì đáng chú ý?

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng: Thực tế, bệnh lý tim mạch có thể chia thành hai nhóm chính: nhóm bệnh liên quan đến bệnh lý bẩm sinh (bệnh tim bẩm sinh) hoặc nhiễm trùng (bệnh lý van tim do thấp)… và nhóm bệnh Tim mạch không lây nhiễm liên quan đến bệnh lý do xơ vữa động mạch (như bệnh lý động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên…). 

Hiện nay, nhóm bệnh lý thứ nhất có xu hướng giảm trong khi nhóm bệnh lý thứ hai đã và đang trở thành nguyên nhân hàng đầu về tỷ lệ người mắc cũng như tử vong. Các bệnh không lây nhiễm đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển và đang phát triển.

Tại Việt Nam bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% số ca tử vong hàng năm. 

Được đánh giá là một trong bốn loại bệnh không lây nhiễm thường gặp, nhưng lại có số ca tử vong, người mắc bệnh ngày càng cao và chiếm hàng đầu, các bệnh lý về tim mạch đang là mối đe doạ lớn nhất với sức khỏe của người Việt Nam.

Chúng ta hiện chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh tim mạch trong cộng đồng, nhưng thực tế bệnh tim mạch gia tăng hàng năm rất nhanh chóng với gần 200 nghìn người tử vong mỗi năm. 

Điều đáng báo động là tình trạng tử vong do các bệnh tim mạch chủ yếu xuất phát từ người bệnh khi họ không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Một ví dụ khác là tình trạng trẻ hóa bệnh tim mạch, cụ thể như bệnh lý tăng huyết áp, nếu như trước đây bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi thì hiện nay càng ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh. 

Điều tra mới nhất của Viện Tim Mạch Việt Nam (2015), trong cộng đồng, có tới 20% số bệnh nhân bị THA ở độ tuổi dưới 40.

PGS cho biết đối tượng nào dễ mắc bệnh tim mạch.

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng: Bất kể ai cũng có thể bị bệnh tim mạch liên quan đến xơ vữa. 

Bệnh không có nguyên nhân trực tiếp như bệnh nhiễm trùng mà nó là tập hợp các yếu tố nguy cơ để dẫn tới bệnh tim mạch trong đó tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ rất mạnh dẫn tới các bệnh lý tim mạch.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch, bị béo phì, hút thuốc lá, ăn nhiều mỡ, lười vận động, căng thẳng... là các yếu tố thường đi thành trùm, thúc đẩy nhau khiến bệnh lý tim mạch do xơ vữa càng dễ xảy ra.

Vì vậy, tất cả những người lớn, cần được khám sàng lọc chủ động, định kỳ. Ví dụ như bị tăng huyết áp, chúng ta không thể tự biết, 95% tăng huyết áp không có triệu chứng, chỉ có đo huyết áp người bệnh mới biết có tăng huyết áp hay không.

Nguyên nhân chính gây tình trạng bệnh lý tim mạch trẻ hoá hiện nay?

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng: Hiện nay, mô hình bệnh tim không lây nhiễm bị trẻ hóa bởi lối sống hiện đại theo xu hướng có hại cho sức khỏe như ăn thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu, mỡ cộng với tình trạng lười vận động, uống rượu, hút thuốc lá, căng thẳng... 

Đối tượng có nguy cơ thường gặp nhất là những người thừa cân, béo phì, vòng bụng lớn, có rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và đặc biệt là ở bệnh nhân hút thuốc lá.

Đối với bệnh tăng huyết áp cũng vậy, hiện rất nhiều bệnh nhân trẻ ở độ tuổi 30-35 mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch và thậm chí là không ít trong số đó tử vong do nhồi máu cơ tim. 

Nguyên nhân chính cũng xuất phát từ thói quen, lối sống, ăn uống không hợp lý: ăn nhiều chất béo no, đồ ăn chế biến sẵn, sử dụng thuốc lá, bia rượu, nước uống có gas, stress... dẫn đến tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường... và cuối cùng là các biến cố tim mạch.

Khi một người mắc bất kỳ bệnh lý tim mạch nào khi còn trẻ tuổi như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch... thì đều ảnh hưởng tồi tệ đến tuổi thọ, sức khỏe nói chung cũng như chất lượng sống. 

Tuy vậy, tin vui là chúng ta có thể hoàn toàn chủ động phòng ngừa được các bệnh tim mạch liên quan đến xơ vữa nói trên nếu chúng ta biết và chủ động thực hành chế độ luyện tập, sinh hoạt, ăn uống khỏe mạnh, dùng thuốc đều đặn (khi có chỉ định).

Nói đến đối tượng bị tăng huyết áp là một trong những nguy cơ chính mắc bệnh tim mạch, vậy PGS có thể chia sẻ với độc giả về tầm quan trọng đo huyết áp tại nhà.

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng: Đúng vậy, nhiều người trẻ đã bị tăng huyết áp mà không biết, khiến hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe. Khi có triệu chứng hoặc biến chứng thì thường đã muộn hoặc quá muộn.

Vì vậy, việc được khám sàng lọc đo huyết áp trong đó có đo huyết áp tại nhà là một thói quen rất tốt vì có thể giúp nhiều người nhận biết nguy cơ mắc bệnh và điều chỉnh ngay trước khi chúng phát triển lên thành bệnh lý tăng huyết áp.

Điều này đặc biệt quan trọng với những người có nguy cơ cao, người già.

Hiện nay, khuyến cáo của giới chuyên môn đã đồng thuận cho thấy việc đo huyết áp tại nhà (đúng cách, sử dụng các trang thiết bị được kiểm chứng) là một biện pháp được công nhân và quan trọng trong việc phát hiện tăng huyết áp cũng như theo dõi điều trị Tăng huyết áp.

Do đó, theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên rất được khuyến khích để có được kết quả chính xác nhất. 

Bằng cách đọc huyết áp thường xuyên tại nhà, bệnh nhân hiểu rõ hơn, đầy đủ về tình trạng sức khỏe của mình và đánh giá phương pháp điều trị của họ có đang hiệu quả hay không. 

Ngoài ra, theo dõi huyết áp tại nhà cung cấp cơ hội theo dõi chỉ số huyết áp trong thời kỳ cao điểm và điều này có thể giúp các bác sĩ xác định tăng huyết áp khởi phát sớm và tăng cường.

Xin cảm ơn PGS, TS. Phạm Mạnh Hùng về những chia sẻ thông tin hữu ích này!

photo-1

Máy đo huyết áp cao cấp Omron HEM-7600T đời mới với công nghệ Intellisense & vòng bít không dây

Với công nghệ vòng bít không dây mới nhất, có thể xoay 360 độ quanh bắp tay mà vẫn cho kết quả đo chính xác và đơn giản chỉ với một nút chạm.

Máy đo huyết áp cao cấp OMRON HEM-7600T được thiết kế chuyên nghiệp & hoàn hảo với kết nối Bluetooth thông qua ứng dụng Omron connect thông minh, máy rất phù hợp với cuộc sống năng động và bận rộn của bạn.

Omron Connect đồng bộ hóa dữ liệu của bạn từ các thiết bị thông minh thông qua kết nối Bluetooth với ứng dụng Omron Connect và bạn có thể dễ dàng tải lên, lưu trữ và xem dữ liệu về huyết áp của mình và có thể truy xuất để trao đổi với bác sĩ hoặc gia đình bạn.

Ứng dụng cũng cho phép bạn theo dõi trọng lượng cơ thể để có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu về sức khoẻ của mình.

Để tham khảo thêm thông tin, quý khách hàng vui lòng truy cập tại đây .

GP số: 191/BYT-BT-CT

T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: bệnh tim mạch Omron