13/06/2004 17:27 GMT+7

Chuẩn bị đào đáy Bắc Băng Dương

TH.TU (La Presse)   
TH.TU (La Presse)   

TTO - Một chiếc tàu chuyển đổi từ một tàu phá băng của Liên Xô (cũ) chuẩn bị dẫn đường một phái đòan đến Bắc Băng Dương thi hành một sứ mệnh đặc biệt : lấy lên từ đáy đại dương một mẩu trầm tích để hòan tất bản dự báo về khí hậu trái đất.

OcSIwXld.jpgPhóng to
Tàu Sovetskiy Soyuz
TTO - Một chiếc tàu chuyển đổi từ một tàu phá băng của Liên Xô (cũ) chuẩn bị dẫn đường một phái đòan đến Bắc Băng Dương thi hành một sứ mệnh đặc biệt : lấy lên từ đáy đại dương một mẩu trầm tích để hòan tất bản dự báo về khí hậu trái đất.

Ngày 8-8 trong năm nay, tàu Sovtskiy Soyuz sẽ khởi hành từ Tromso, Na Uy, ngược lên hướng bắc, mở một con đường xuyên qua các lớp băng cho một phái đòan gồm 200 nhà khí hậu học và đòan hậu cần theo sau. Cho đến nay, chưa một đòan thám hiểm nào trên thế giới có thể tránh ngang tránh dọc suôn sẽ giữa những tảng băng trôi đầy Bắc Băng Dương, càng không ai có thể khoan vào đáy đại dương ở khu vực bắc địa cầu để mang về một mẩu đất. Nhưng nếu chuyến hải hành sắp tới thành công, các nhà khoa học sẽ có đủ dữ liệu để dự báo sự thay đổi khí hậu trong tương lai.

Theo kế họach, chiếc Soyuz sẽ bảo vệ con tàu làm nhiệm vụ khoan đáy đại dương mang tên Vidar Viking ở vị trí khỏang 250 km tính từ cực Bắc. Các nhà nghiên cứu trên tàu Viking sẽ cố gắng lấy lên một mẩu đất ở độ sâu 1500 mét dưới đáy đại dương,trong điều kiện ngặt nghèo là tàu khó lòng di chuyển hơn 50 mét mà không gây hư hại cho các thiết bị khoan đào.

Để bảo vệ cho Soyuz, trên bầu trời sẽ bố trí một số trực thăng lượn vòng để phát hiện những tảng băng trôi. Nếu tầm nhìn quá kém, đòan hậu cần sẽ đặt đèn hiệu lên những tảng băng ở bên cạnh và vệ tinh sẽ nhận biết những tín hiệu này. Các thuyền truởng của Soyuz và một tàu phá băng khác, nhỏ hơn, tên Oden, sẽ căn cứ vào những tín hiệu phát ra từ trực thăng và vệ tinh để làm nhiệm vụ dọn đường của mình.

Đích đến của đòan thám hiểm là Lomonosov, một dãy núi dài 1500 mét mọc lên từ đáy đại dương và vươn cao hơn mặt biển 3 km. "Chúng tôi chỉ có 35 ngày để đến đó, đào đáy đại dương và trở về. Nếu kéo dài thời gian , đòan thám hiểm có nguy cơ bị kẹt lại tại Bắc Băng Dương", nhà khoa học người Anh Alister Skinner cho biết.

Mỗi mẩu trầm tích dưới đáy đại dương đều mang theo những thông số về nhiệt độ và điều kiện áp suất vào thời gian nó lắng xuống. Các nhà khoa học về khí hậu trên thế giới đã thu thập gần đủ các mẩu trầm tích cần, trừ ở Bắc Băng Dương, để có thể tái tạo quá khứ và hình dung tương lai. Mẩu trầm tích ở Bắc Băng Dương và những thông số của nó lại càng có giá trị đặc biệt , bởi những điều kiện tại đại dương phía bắc này ảnh hưởng đến khí hậu trên tòan thế giới. Chẳng hạn, băng giá ở đây giúp khí hậu trái đất được ôn hòa hơn vì đã phản chiếu bớt ánh sáng mặt trời vào vũ trụ.

Được 15 nước Liên minh châu Âu tài trợ với trị giá 10 triệu USD, đây là dự án đầu tiên trong lọat dự án khoan đáy đại dương của Chương trình Đại dương hội nhập , một nỗ lực quốc tế ra đời từ tháng mười năm ngóai. Hiện nay, tàu phá băng hiện đại nhất của Chương trình là tàu Chikyu trị giá500 triệu USD của Nhật có năng lực khoan sâu đến 7 km dưới đáy đại dương. Chikyu sẽ thi hành nhiệm vụ đầu tiên của mình vào tháng 10-2006.

TH.TU (La Presse)   
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên