25/02/2013 20:20 GMT+7

Chọi thắng, trâu bị xẻ thịt bán 1-2 triệu đồng/kg

QUANG THẾ - KIỀU LINH
QUANG THẾ - KIỀU LINH

TTO - Thắng hay thua, trâu chọi trong lễ hội Hải Lựu cũng được mổ và người ta tin rằng ăn thịt chúng sẽ "gặp may mắn cả năm”.

Ngày 25-2, hàng vạn người dân địa phương và du khách đổ về xã Hải Lựu (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) xem lễ hội chọi trâu kéo dài trong hai ngày 25 và 26-2.

ZseG0Hkk.jpgPhóng to

Trâu dự chọi năm nay của thôn Dừa Cải được vinh dự góp mặt tại tượng đài tâm linh - Ảnh: QUANG THẾ

Mw7ldOJC.jpgPhóng to

Cận cảnh một miếng đánh áp sát của hai “ông cầu” - Ảnh: QUANG THẾ

0qhmZN5F.jpgPhóng to

Toàn cảnh ngày hội chọi trâu Hải Lựu - Ảnh: QUANG THẾ

QsBy4a8a.jpgPhóng to

Năm nay thời tiết thuận lợn nên hội chọi trâu thu hút hàng vạn người tham gia - Ảnh: QUANG THẾ

Ngay từ sáng sớm, cả xã Hải Lựu tràn ngập trong dòng người từ khắp nơi đổ về như Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang... khiến toàn bộ tuyến đường đều bị tắc nghẽn. Đây là năm thứ 12 xã Hải Lựu tổ chức chọi trâu sau nhiều năm bị gián đoạn.

Lễ hội chọi trâu là một văn hóa độc đáo và đặc sắc được truyền từ cổ xưa đến nay. Đây là lễ hiến sinh của tục cầu mưa - nghi lễ phổ biến của cư dân vùng lúa nước và còn riêng ở xã Hải Lựu lưu truyền.

Đúng 7g30, lễ tế trâu (trâu được thờ làm thành hoàng làng) diễn ra với nhiều nghi thức quan trọng. Sau khi kết thúc lễ tế, người dân trong làng hay du khách thập phương sẽ gọi trâu là “ông cầu” để cầu mong một năm mới đầy may mắn về công việc và sức khỏe.

Đúng 8g lễ chọi trâu chính thức được bắt đầu. Ngay trong sáng cùng ngày đã có 9 trận thi đấu và 5 trận sẽ tiếp tục thi đấu vào buổi chiều.

Nét văn hóa độc đáo của chọi trâu Hải Lựu là các đấu sĩ được nuôi dưỡng, huấn luyện theo từng tập thể. Mỗi tập thể là từng làng, xóm và từ các doanh nghiệp, Đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh trong xã. Hằng năm, sau khi kết thúc trận đấu, các tập thể này lại góp tiền cử người đi mua trâu các tỉnh vùng cao như Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang... Thậm chí trâu mang từ trong miền Nam ra như: Gia Lai, Kon Tum…

Về tiêu chuẩn trâu, người làng quy định: trâu không kể tuổi nhưng phải là trâu cà (trâu dùng để lấy giống), lông đen tuyền, không trắng lưỡi, sừng hướng tiền, mắt nhỏ tựa ốc loa, móng khép, chân to, đuôi chấm khỏe. Sau gần nửa năm được chăm sóc, rèn luyện, những “đấu sĩ” ông cầu này được “thượng đài”.

Sau mỗi trận đấu, “ông cầu” nào thua sẽ được mang ra giết mổ và bán với giá 500.000 - 600.000 đồng/kg. Riêng đối với trâu giành quán quân trong trận thi đấu sẽ được mang ra giết mổ với giá 1 triệu - 2 triệu đồng/kg.

Ông Hoàng Thanh Loan, bí thư xã Hải Lựu, cho biết: “Người ăn thịt “ông cầu” sẽ gặp may mắn cả năm về công danh, sức khỏe và tiền bạc”.

QUANG THẾ - KIỀU LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên