14/04/2022 20:16 GMT+7

Cần xây dựng mô hình quản lý điều trị bệnh nhân hậu COVID-19 ngay tuyến cơ sở

T. LŨY
T. LŨY

TTO - Đề xuất đưa ra tại hội thảo 'COVID-19: Mô hình quản lý và điều trị người bệnh sau giai đoạn cấp tính' (hậu COVID) với sự tham gia của nhiều giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước, tổ chức tại Trường đại học Y dược Cần Thơ ngày 14-4.

Cần xây dựng mô hình quản lý điều trị bệnh nhân hậu COVID-19 ngay tuyến cơ sở - Ảnh 1.

Đại diện Trường đại học Y dược Cần Thơ tặng hoa cho các báo cáo viên tại hội thảo - Ảnh: T. LŨY

Theo giáo sư Dương Quý Sỹ - chủ tịch Hội y học Giấc ngủ, phó chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam: muốn có mô hình quản lý điều trị người bệnh COVID-19 sau giai đoạn cấp tính (hậu COVID), cần xác định rõ đâu là hậu COVID-19, tránh lạm dụng thuật ngữ này. 

Cụ thể, đó là những bệnh nhân sau khi bị COVID-19 cấp tính 4 tuần; các triệu chứng thường gặp để chẩn đoán bao gồm: mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc, mất mùi - vị, khó thở, rối loạn tâm thần kinh, rối loạn giấc ngủ, lo lắng và trầm cảm… 

Vì vậy theo ông Sỹ, cần xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc bệnh nhân hậu COVID-19 ngay ở tuyến y tế cơ sở, sau đó là tuyến y tế chuyên khoa phối hợp để hướng dẫn người bệnh phục hồi chức năng, cũng như điều trị triệu chứng - di chứng tốt nhất.

Trả lời câu hỏi của nhiều bệnh nhân vì sao trong cùng một gia đình, nhiều người mắc COVID-19 mà có người ở chung không bị nhiễm, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Đại học Công nghệ Sydney (Úc) - cho rằng nhiều phân tích ở nước ngoài cho thấy có một số nguyên nhân, trong đó có yếu tố về gene.

Trong yếu tố liên quan đến gene, hiện các nhà khoa học đã khám phá ra có 15 gene liên quan đến nguy cơ mắc COVID-19 cao. Kế tiếp là nhóm nguyên nhân liên quan đến môi trường sống, ở những nơi có mật độ dân số cao như TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội… số người có nguy cơ mắc COVID-19 và tử vong sẽ cao hơn những vùng khác. 

Một yếu tố khác, nhóm người mắc bệnh nền, một số người có bệnh lý nền như tiểu đường (tuýp 2), một số người mắc bệnh không lây như ung thư, thận… cũng có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn người khác. Liên quan đến lối sống, người sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

"Một số nước trên thế giới sử dụng những phân tích, khảo sát đơn giản về môi trường, lối sống, yếu tố nguy cơ... của người bệnh để có dữ liệu xây dựng những dự báo, phân tích cho mô hình bệnh tật trong tương lai, như số ca mắc COVID-19 sắp tới, số ca chuyển nặng... từ đó có biện pháp quản lý điều trị.

Tôi nghĩ trong tương lai Việt Nam của chúng ta cũng cần có những phân tích như vậy, để xây dựng được mô hình quản lý, dự báo căn bệnh COVID-19 nhằm đưa ra chính sách dự phòng, chăm sóc phù hợp", giáo sư Tuấn nhấn mạnh.

Không được lạm dụng khám hậu COVID-19 Không được lạm dụng khám hậu COVID-19

TTO - Nhu cầu khám hậu COVID-19 với một số bệnh nhân là có, song Bộ Y tế cho rằng không thành lập thêm bệnh viện hoặc các khoa điều trị hậu COVID-19 để tránh tốn kém, lãng phí.

T. LŨY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên