08/06/2020 09:18 GMT+7

Cân nhắc những hỗ trợ không nhiều ý nghĩa

L.KIÊN - L.THANH
L.KIÊN - L.THANH

TTO - Việc Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế cho DN nhỏ, siêu nhỏ là rất cần thiết, bởi đây là các đối tượng dễ bị tổn thương nhất do dịch COVID-19 gây ra (năng lực tài chính yếu, công nghệ chưa mạnh, sử dụng lao động ít)...

Cân nhắc những hỗ trợ không nhiều ý nghĩa - Ảnh 1.

Người dân và doanh nghiệp quyết toán thuế tại Cục Thuế TP.HCM tháng 3-2020 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Giảm thuế thu nhập DN thì chỉ DN làm ăn có lãi mới được giảm thuế... Vậy với các DN khó khăn hơn, không có thu nhập thì đứng ngoài chính sách này.

TS BÙI ĐỨC THỤ

Doanh nghiệp lỗ lấy đâu ra nộp thuế?

Tuy vậy, khi đặt vấn đề giảm thuế thu nhập DN, thuế VAT thì theo tôi, cần phải cân nhắc xem sử dụng công cụ này như thế nào. Thuế thu nhập DN là đánh trên thực lãi, khi DN "đắp chiếu" thì lấy đâu ra doanh thu mà nộp thuế vì khi đó lợi nhuận âm hoặc bằng không. Như vậy chỉ DN làm ăn có lãi mới được giảm thuế, vậy với các DN khó khăn hơn, không có thu nhập thì đứng ngoài chính sách này.

Còn VAT là thuế gián thu, DN trả giúp người tiêu dùng thôi, khi DN đã khó khăn rồi, doanh thu từ hàng hóa dịch vụ thấp thì giảm loại thuế này cũng không có nhiều ý nghĩa.

Một vấn đề khác, Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế cho DN nhỏ, siêu nhỏ, vậy các DN lớn thì sao? Đây là một câu hỏi xác đáng, bởi dịch COVID-19 tác động gần như đến mọi DN, nhiều đại gia trong các lĩnh vực như hàng không, du lịch điêu đứng, thậm chí những ngành nghề như dệt may, da giày cũng rất khó khăn. Như vậy, DN lớn cũng rất cần hỗ trợ. Và nguyên tắc là đã hỗ trợ DN chịu tác động xấu do dịch COVID-19 thì lĩnh vực nào, DN nào bị tổn thương, gặp khó khăn cũng cần được hỗ trợ.

Tình cảnh khó khăn như vậy nên Chính phủ phải có các kịch bản rất chi tiết, phân tích và tính toán cụ thể, đã thực hiện chính sách hỗ trợ DN thì phải cho họ "uống thuốc đủ liều". Đương nhiên, khó khăn cũng là một sức ép để cộng đồng DN thay đổi.

Cân nhắc những hỗ trợ không nhiều ý nghĩa - Ảnh 3.

TS BÙI ĐỨC THỤ

Thu giảm sâu nhưng phải tăng chi

Thực tế, sở dĩ 3 tháng đầu năm số thu còn cao là do vấn đề kỹ thuật, đó là một số khoản thu chưa kịp hoàn tất sổ sách trong cuối năm 2019 được chuyển qua. Dự báo tình hình thu ngân sách trong quý 3, 4 còn rất khó khăn.

Chính sách miễn, giảm, giãn các loại thuế cần được đặt trong bài toán tổng thể. Trước hết là đánh giá kỹ tác động của dịch COVID-19 đối với từng ngành nghề, từng loại hình DN; phân tích xem họ cần chính sách hỗ trợ gì và hỗ trợ như thế nào là hiệu quả nhất; đồng thời phải cân đối được khả năng chịu đựng của Nhà nước.

Nếu ngân sách bội chi quá cao, Nhà nước phải vay nhiều tiền, có thể dẫn đến chao đảo, bất ổn cân đối vĩ mô.

Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề kinh tế, ngân sách

Hôm nay (8-6), Quốc hội sẽ mở đầu đợt 2 của kỳ họp với việc biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); nghị quyết phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA).

Các đại biểu Quốc hội cũng sẽ thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội; ngân sách nhà nước; chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030...

TS BÙI ĐỨC THỤ (thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia)

Tiểu thương xin giảm thuế nhưng suốt mấy tháng không ai trả lời Tiểu thương xin giảm thuế nhưng suốt mấy tháng không ai trả lời

TTO - Bốn tháng kể từ khi xảy ra dịch COVID-19, theo số liệu của Cục Thuế TP.HCM, có đến 18.627 hộ kinh doanh trên địa bàn phải ngừng, nghỉ vì kinh doanh ế ẩm. Thế nhưng, đơn xin miễn, giảm thuế của nhiều tiểu thương vẫn chưa nhận được câu trả lời.

L.KIÊN - L.THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên