01/03/2024 09:13 GMT+7

Cải cách tiền lương từ 1-7, lương công chức tăng thế nào?

Từ ngày 1-7, cải cách tiền lương sẽ diễn ra, lương công chức, viên chức được điều chỉnh phù hợp hơn so với hiện nay.

Cán bộ công chức nhà nước thuộc diện tăng lương từ ngày 1-7 - Ảnh: NAM TRẦN

Cán bộ công chức nhà nước thuộc diện tăng lương từ ngày 1-7 - Ảnh: NAM TRẦN

Từ ngày 1-7, cải cách tiền lương diễn ra, Nhà nước sẽ bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương hiện hành và xây dựng bảng lương mới với mức lương cơ bản với số tiền cụ thể, áp dụng từng vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo.

Tiền lương sau cải cách không thấp hơn lương hiện tại

Theo dự kiến của Bộ Nội vụ, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm hằng năm, bình quân tính từ năm 2025 là khoảng 7%/năm.

Nguồn lực cải cách tiền lương khoảng 562.000 tỉ đồng theo tinh thần nghị quyết 27 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương.

Nghị quyết 27 này nêu rõ khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Từ 1-7-2023, lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Như vậy, sau cải cách tiền lương, nếu mức lương trung bình khởi điểm của công chức, viên chức có trình độ đại học tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68 thì lương khởi điểm gần 5 triệu đồng/tháng thay vì chỉ hơn 4,2 triệu đồng/tháng như hiện nay.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp dự kiến nới từ hệ số 10 lên 12, tức có thể tăng từ 18 triệu đồng/tháng hiện nay lên trên 21 triệu đồng/tháng. 

Bên cạnh đó, cải cách tiền lương còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng. Do đó, tiền lương của công chức, viên chức được cải thiện rất nhiều.

Tăng lương cho công chức, viên chức là mong mỏi của nhiều người

Cải cách tiền lương cũng hướng tới mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.

Tháng 12-2023 vừa qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp, thống nhất khuyến nghị Chính phủ tăng 6% lương tối thiểu vùng, tức tăng 200.000 - 280.000 đồng, từ 1-7-2024 tới.

Tính đến tháng 2-2024, lương tối thiểu vùng như sau: vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, nguyên thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân, nguyên chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia - nêu rõ việc tăng lương cho công chức, viên chức là mong mỏi của rất nhiều người để đảm bảo cuộc sống.

Ông đánh giá việc dành nguồn lực lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng để cải cách tiền lương thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước vì đây là vấn đề khó khăn nhất trong các đợt cải cách tiền lương trước đây.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng cơ quan chuyên môn cần tham mưu cấp có thẩm quyền về tiếp tục tinh giản biên chế, từ đó có nguồn lực trả lương, đầu tư cho người tài, đồng thời cơ quan chuyên môn cũng lưu ý việc tăng lương cho người về hưu.

Xây dựng loạt chính sách triển khai tiền lương mớiXây dựng loạt chính sách triển khai tiền lương mới

Phó thủ tướng Lê Minh Khái ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên