05/03/2020 18:42 GMT+7

'Biến' tre thành 'tôm hùm' y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre

THÁI THỊNH
THÁI THỊNH

TTO - Từ những thanh tre thô kệch nhưng qua bàn tay tài hoa, nông dân Bình Định đã cho ra đời những con tôm hùm tre giống y như thật được khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Biến tre thành tôm hùm y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre - Ảnh 1.

Bình quân, mỗi tháng gia đình cụ Châu bán được khoảng 200 - 300 con tôm tre, ngày tết thì số lượng có thể tăng gấp 2-3 lần - Ảnh: THÁI THỊNH

Từ nhiều năm nay, căn nhà cụ Nguyễn Minh Châu (91 tuổi) nằm trên đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định luôn được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến mua những con tôm "khổng lồ" làm bằng tre đem về trang trí.

Cụ Châu chia sẻ để làm ra những tôm tre giống như thật, ban đầu cụ phải quan sát rất kỹ con tôm hùm thật. Thậm chí, cụ còn mua vỏ tôm hùm về để xem cấu tạo nó ra sao và đối chiếu với sản phẩm mình làm ra. Phải mất hàng chục năm, cụ Châu mới có thể hoàn thiện được con tôm tre như bây giờ.

Phần đầu của tôm hùm tre nhìn phức tạp nhưng được chế tác rất đơn giản, làm bằng gỗ cây bông gòn rất mềm và nhẹ. Sau đó, phủ lên lớp keo, rải thêm lớp cát mịn rồi gắn râu. Khó nhất là công đoạn tạo dáng cong cong của thân tôm. 

Biến tre thành tôm hùm y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre - Ảnh 2.

Tre được gọt thành những càng con tôm để ghép - Ảnh: THÁI THỊNH

Thân tôm được làm bằng những khúc tre tròn, cưa xéo, xếp theo trình tự từ lớn đến nhỏ dần về phía đuôi và được kết nối nhau bằng dây thép. 

Phần đuôi là những miếng tre được chẻ rất mỏng… xếp xòe ra. Râu tôm được làm bằng dây chuối quấn vào sợi thép để dễ ngoe nguẩy, tạo nét sinh động bề ngoài cho con tôm.

Biến tre thành tôm hùm y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre - Ảnh 3.

Ghép chân tôm hùm bằng tre - Ảnh: THÁI THỊNH

Để tôm tre không bị mối mọt tấn công, cây tre nguyên liệu sau khi chặt về phải ngâm liên tục trong 6 tháng dưới ao bùn. Sau đó, vớt lên phơi thật khô và có bí quyết riêng để tăng tuổi thọ cho tôm tre.

Năm 1987, sản phẩm tôm hùm tre của cụ Châu được giải thưởng thủ công mỹ nghệ toàn quốc tại một hội chợ ở Quảng Ngãi. Sản phẩm tôm tre của cụ được đánh giá "mới nhất, độc nhất và giống thật nhất". Từ đó, khách đặt hàng ngày càng nhiều và nghề làm tôm hùm tre trở thành nghề chính của gia đình cụ suốt 35 năm qua.

Biến tre thành tôm hùm y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre - Ảnh 4.

Thanh tre thô kệch được gọt thành những bộ phận con tôm hùm - Ảnh: THÁI THỊNH

Sản phẩm tôm tre của gia đình cụ Châu được phân thành 3 loại (phân theo kích cỡ), gồm: loại nhỏ nhất có giá 350.000 đồng/con, loại trung bình 400.000 đồng/con, cỡ lớn 1 triệu đồng/con. Bình quân, mỗi tháng gia đình cụ bán được khoảng 200 - 300 con tôm tre, ngày tết thì số lượng có thể tăng gấp 2-3 lần.

Biến tre thành tôm hùm y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre - Ảnh 5.

Những con tôm hùm sau khi được chế tác thô được treo lên phơi - Ảnh: THÁI THỊNH

Sản phẩm tôm hùm làm bằng tre của gia đình cụ Châu được nhiều người biết đến. Nhiều khách trong Nam, ngoài Bắc cũng gọi điện đặt hàng. Thậm chí, nhiều Việt kiều cũng rất thích sản phẩm này nên đặt hàng để mang qua tận Mỹ để làm quà tặng.

Biến tre thành tôm hùm y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre - Ảnh 6.

Phần đầu của tôm hùm tre nhìn phức tạp nhưng được chế tác rất đơn giản, làm bằng gỗ cây bông gòn rất mềm và nhẹ - Ảnh: THÁI THỊNH

Biến tre thành tôm hùm y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre - Ảnh 7.

Thân tôm được làm bằng những khúc tre tròn, cưa xéo, xếp theo trình tự từ lớn đến nhỏ dần về phía đuôi và được kết nối nhau bằng dây thép - Ảnh: THÁI THỊNH

Biến tre thành tôm hùm y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre - Ảnh 8.

Râu tôm được làm bằng dây chuối quấn vào sợi thép để dễ ngoe nguẩy, tạo nét sinh động bề ngoài cho con tôm - Ảnh: THÁI THỊNH

Biến tre thành tôm hùm y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre - Ảnh 9.

Tôm làm bằng tre sau khi hoàn thành giống y như thật - Ảnh: THÁI THỊNH

Cuộc sống vất vả nhưng gia đạo bình an Cuộc sống vất vả nhưng gia đạo bình an

TTO - Hơn 10 năm nay vợ chồng bà Đỗ Thị Ngọc và ông Nguyễn Quốc Thanh ở Bình Thủy, Cần Thơ đã "biến hóa" những chiếc lá dừa thành món đồ chơi bình dị, dân dã nhưng đẹp đẽ, theo khách du lịch đi "chu du" khắp nơi.

THÁI THỊNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên