03/12/2023 10:43 GMT+7

Bệnh viện Trung ương Huế được trao giải kim cương trong điều trị, cấp cứu đột quỵ

Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Trung ương Huế vừa được trao tặng giải thưởng kim cương của Hội Đột quỵ thế giới nhờ rút ngắn thời gian cấp cứu tái thông mạch máu não.

GS Phạm Như Hiệp (áo trắng ở giữa) cùng đội ngũ bác sĩ ở Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Trung ương Huế vừa được trao giải thưởng kim cương trong điều trị đột quỵ - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

GS Phạm Như Hiệp (áo trắng ở giữa) cùng đội ngũ bác sĩ ở Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Trung ương Huế vừa được trao giải thưởng kim cương trong điều trị đột quỵ - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Sáng 3-12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết Trung tâm Đột quỵ của bệnh viện lần đầu tiên được Hội Đột quỵ thế giới trao tặng giải thưởng Diamond (kim cương).

Đây là giải thưởng cao nhất của Hội Đột quỵ thế giới dành cho các đơn vị và trung tâm cấp cứu đột quỵ thỏa mãn các tiêu chí khắt khe về rút ngắn thời gian tái thông mạch máu não, đồng thời thực hiện tầm soát nguyên nhân và điều trị dự phòng đột quỵ phù hợp.

Các trung tâm cấp cứu đột quỵ cần đạt các tiêu chí: Thời gian từ cửa bệnh viện đến lúc được tiêm thuốc tan cục máu đông không tới 30 phút, so với tiêu chuẩn chung là dưới 60 phút.

Thời gian được đâm kim can thiệp lấy huyết khối nằm trong mức tối ưu. 100% người bệnh nghi đột quỵ đều được chẩn đoán bằng CT hoặc MRI trong vòng 15 phút đầu tiên, trong khi mức tiêu chuẩn đặt ra là 45 phút.

Tỉ lệ người bệnh đột quỵ được điều trị tái thông hiện nay đã đạt mức hơn 25%. Đặc biệt, không có bất kỳ ca bệnh đột quỵ nào bị bỏ sót hoặc chậm trễ trong quá trình cấp cứu, điều trị và chăm sóc tại bệnh viện.

Để làm được điều này, các trung tâm cần phải có đầy đủ các yếu tố bao gồm nguồn nhân lực có trình độ cao, thiết bị chẩn đoán chuẩn xác và phối hợp nhuần nhuyễn với các khoa phòng có liên quan.

Quy trình xét duyệt sẽ được thực hiện bởi một cơ quan kiểm định quốc gia và hai cơ quan kiểm định quốc tế, Ủy ban về đơn vị đột quỵ sẽ ra quyết định cuối cùng.

Bác sĩ Lê Vũ Huỳnh (phó trưởng khoa đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Huế) cho biết hiện nay đơn vị thường xuyên tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân đột quỵ thể tắc mạch nặng, nguy kịch.

Bằng liệu pháp tái thông (truyền thuốc tan cục máu đông và can thiệp nội mạch tái thông mạch máu não) một cách kịp thời, hầu hết những trường hợp nhập viện sớm đều được cấp cứu hiệu quả, vượt qua cơn nguy kịch và có thể hồi phục.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đạt chứng nhận kim cương trong điều trị đột quỵBệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đạt chứng nhận kim cương trong điều trị đột quỵ

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa được Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) trao chứng nhận kim cương trong điều trị đột quỵ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên