06/11/2020 08:00 GMT+7

Bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa

PHAN ANH
PHAN ANH

Tuổi già thường mắc các bệnh mạn tính. Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng, vì việc chăm sóc sức khỏe tốt cho bậc lão niên, có thể ngăn ngừa bệnh mãn tính hoặc giảm nhẹ ảnh hưởng của bệnh lên chất lượng cuộc sống.

Bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa - Ảnh 1.

Nguồn: Shutter Stock

Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi như các vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp, mất ngủ… ít nhiều sẽ làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đây là các bệnh mạn tính mà người cao tuổi phải "chung sống" đến suốt đời. 

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với chăm sóc y khoa chu đáo sẽ giúp bậc cao niên an tâm vui hưởng tuổi già.

Kiểm soát huyết áp cao

Bệnh huyết áp là một bệnh về tim mạch, thường không có dấu hiệu rõ rệt, nên còn được gọi là "sát thủ thầm lặng". Huyết áp là áp lực lên thành mạch máu khi máu tuần hoàn khắp cơ thể. Khi đo huyết áp, kết quả sẽ hiển thị hai chỉ số, chỉ số đầu tiên là huyết áp tâm thu (số phía trên), chỉ số thứ hai là huyết áp tâm trương (số phía dưới). Huyết áp được xem là bình thường ở người trưởng thành là khoảng 120/80 mmHg (milimet thủy ngân).

Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch và Huyết áp Châu Âu (ESC/ESH) năm 2018:

• Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.

• Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120-129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80-84 mmHg.

• Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg.

• Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.

• Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.

• Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.

• Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.

Tăng huyết áp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... Do đó, người cao tuổi nên thường xuyên kiểm tra huyết áp, tập thói quen sinh hoạt lành mạnh và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Mẹo kiểm soát huyết áp:

Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Có thể bạn phải áp dụng chế độ ăn kiêng kết hợp với tập luyện nếu bác sĩ yêu cầu giảm cân. Người tăng huyết áp nên lưu ý và thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh - hợp lý. Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa có thể giúp giảm huyết áp.

Rau củ chứa một số chất có khả năng làm hạ huyết áp, bao gồm kali, ma-giê và canxi. Ăn nhiều rau củ có thể giúp giảm huyết áp. Mức giảm này có thể hạ thấp đáng kể nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Một số dưỡng chất trong các loại hạt giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành và đột quỵ.

Sữa có thành phần omega-3, DHA, plant sterols, hỗ trợ trái tim khỏe, giúp ngăn cản sự hấp thu cholesterol xấu từ thức ăn. Plant sterols là các chất béo dạng sterol có nguồn gốc từ thực vật như ngũ cốc, trái cây, rau củ và có tác động giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch.

Theo khuyến nghị của FDA Hoa Kỳ, thực phẩm chứa ít nhất 0.65g plant sterol trên một khẩu phần ăn, với liều dùng 2 lần mỗi ngày sẽ đáp ứng 100% nhu cầu plant sterols theo khuyến nghị. Uống 2 ly Sure Prevent Gold giúp cung cấp đủ lượng plant sterols, tốt cho người bệnh huyết áp, bảo vệ tim mạch của người cao tuổi.

Đẩy lùi chứng mất ngủ

Một giấc ngủ ngon rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Ngủ là giai đoạn giúp cơ thể phục hồi sức lực, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cũng như nâng cao khả năng miễn dịch và chống lại chứng trầm cảm. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao thì giấc ngủ của chúng ta càng ngắn lại.

Hiện tượng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ rất phổ biến ở người cao tuổi. Chứng mất ngủ không những khiến cơ thể mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung tư duy và bị các rối loạn về tâm trạng. 

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng không hài lòng với giấc ngủ về thời gian và chất lượng giấc ngủ. Ví dụ như: khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ (thức giấc thường xuyên, ngủ lại khó khăn), thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại…

Mẹo để có giấc ngủ ngon:

Tránh ngủ nhiều vào ban ngày vì sẽ làm giảm nhu cầu ngủ vào ban đêm. Hạn chế đồ uống có chất kích thích như cà phê, nước tăng lực, thức uống có cồn, thuốc lá hay ăn quá no trước giờ ngủ. Trước giờ ngủ khoảng 30-60 phút, bạn có thể uống một ly sữa ấm, để giúp giấc ngủ ngon hơn. 

Sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk Sure Prevent Gold chứa chiết xuất tự nhiên từ mầm bông cải xanh, giàu glucoraphanin, giúp cơ thể đào thải chất độc. Bên cạnh đó, với sự kết hợp của vitamin nhóm B, A, C, E cùng với kẽm và selen, giúp người cao tuổi tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng mệt mỏi, ngủ ngon hơn. Tìm hiểu thêm thông tin và mua Vinamilk Sure Prevent Gold TẠI ĐÂY

Bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa - Ảnh 2.

Nguồn: Vinamilk

Nên tập thể dục thường xuyên nhưng tránh tập quá sức và tập vào lúc đêm muộn. Trước khi ngủ hãy quẳng hết gánh lo, thay vào đó là nên nghe nhạc nhẹ để thư giãn. Phòng ngủ nên có ánh sáng dịu nhẹ, giữ nhiệt độ mát mẻ để dễ đi vào giấc ngủ.

PHAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên