06/03/2024 19:23 GMT+7

Bất ngờ với những sáng tạo của học sinh sau khi đọc sách

Sau khi đọc sách, các học sinh đã thực hiện nhiều sản phẩm sáng tạo đến không ngờ.

Sau khi đọc cuốn Danh nhân Việt Nam, Ngọc Huyền, Trường THCS Quang Trung, đã làm một cuốn sách mini khá bắt mắt - Ảnh: H.HG

Sau khi đọc cuốn Danh nhân Việt Nam, Ngọc Huyền, Trường THCS Quang Trung, đã làm một cuốn sách mini khá bắt mắt - Ảnh: H.HG

Từ hội thi Lớn lên cùng sách, mỗi thí sinh sẽ đọc sách tại chỗ và làm sản phẩm theo năng khiếu của mình.

Ngày 6-3, 52 học sinh tiêu biểu đến từ 13 trường THCS trên địa bàn quận Tân Bình, TP.HCM đã tham gia hội thi Lớn lên cùng sách (do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình tổ chức).

Mỗi học sinh sẽ chọn một trong các quyển sách được trưng bày tại hội thi với nhiều thể loại: văn học, khoa học, lịch sử, đạo đức, thường thức đời sống...

Sau khi trải qua 60 phút đọc sách, các em sẽ thực hiện một sản phẩm bất kỳ theo năng lực của mình. Điều kiện của ban tổ chức hội thi là: sản phẩm thể hiện cảm nhận, suy nghĩ của thí sinh về nội dung cuốn sách mà mình đã đọc.

Ông Nguyễn Đức Anh Khoa, phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, cho biết: "Mục đích của hoạt động nhằm rèn cho học sinh kỹ năng đọc nhanh một quyển sách; biết cách tóm tắt nội dung chính; hiểu được thông điệp mà tác giả muốn chuyển tải".

Sau 90 phút thực hiện sản phẩm, các giám khảo của hội thi đã rất bất ngờ với những sáng tạo vô bờ của học sinh:

"Chúng tôi đã tổ chức hội thi Lớn lên cùng sách nhiều năm rồi. Tuy nhiên, năm nay là năm đầu tiên các thí sinh chọn sách và đọc tại chỗ. Không nhất thiết các em phải đọc hết cuốn sách. Có thể các em chỉ đọc một truyện hoặc vài truyện ngắn trong một cuốn sách. Từ đó liên tưởng và làm ra những sản phẩm của mình.

Và tôi thực sự bất ngờ và cảm thấy thú vị khi xem sản phẩm của các em. Các sản phẩm rất phong phú và đa dạng. 

Có em làm thơ, có em sáng tác bài hát và thể hiện luôn tại hội thi; có em làm thiệp; thiết kế quyển sách mini; vẽ tranh, xé giấy dán tranh; làm mô hình từ sản phẩm tái chế, viết bài cảm nghĩ, làm poster cổ động" - cô Nguyễn Thị Thúy Kiều, chuyên viên môn ngữ văn, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, nhận định.

Nam sinh này chọn cách làm mô hình để giới thiệu về cuốn sách mình đã đọc - Ảnh: H.HG

Nam sinh này chọn cách làm mô hình để giới thiệu về cuốn sách mình đã đọc - Ảnh: H.HG

Sau khi đọc sách Không gia đình, Uyên Nhi, học sinh Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, tự sáng tác bài hát và biểu diễn tại chỗ - Ảnh: H.HG

Sau khi đọc sách Không gia đình, Uyên Nhi, học sinh Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, tự sáng tác bài hát và biểu diễn tại chỗ - Ảnh: H.HG

Thí sinh này đã chọn làm poster cổ động sau khi đọc sách - Ảnh: H.HG

Thí sinh này đã chọn làm poster cổ động sau khi đọc sách - Ảnh: H.HG

Nhật Minh, học sinh Trường Âu Lạc, thể hiện một bài múa lấy cảm hứng từ tác phẩm Mắt biếc - Ảnh: H.HG

Nhật Minh, học sinh Trường Âu Lạc, thể hiện một bài múa lấy cảm hứng từ tác phẩm Mắt biếc - Ảnh: H.HG

Nhã Kỳ, học sinh Trường THCS Trường Chinh, thuyết trình về mô hình sách nói của mình với ban giám khảo - Ảnh: H.HG

Nhã Kỳ, học sinh Trường THCS Trường Chinh, thuyết trình về mô hình sách nói của mình với ban giám khảo - Ảnh: H.HG

Đặt điện thoại xuống, cầm sách lên: Để thói quen đọc sách len lỏi vào mỗi nhàĐặt điện thoại xuống, cầm sách lên: Để thói quen đọc sách len lỏi vào mỗi nhà

Chuỗi hoạt động với chủ đề "Đặt điện thoại xuống, cầm sách lên" đã tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, khấp khởi hy vọng thói quen đọc sách sẽ len lỏi vào mỗi gia đình.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên