20/05/2021 08:00 GMT+7

'Bắt bệnh' chính xác các bệnh giao mùa để tìm kiếm trợ thủ đắc lực

P.Q
P.Q

Kỳ nghỉ hè đã tới, bố mẹ chính là sân chơi vĩ đại nhất của con trẻ, có thể cùng con chơi đùa, gắn kết cả nhà với nhau, và tạo nên bầu không khí vui vẻ.

Bắt bệnh chính xác các bệnh giao mùa để tìm kiếm trợ thủ đắc lực - Ảnh 1.

Để được cấp JAPAN-GMP, doanh nghiệp sẽ được liên tục đánh giá trong suốt 16-27 tháng

Thời điểm giao mùa với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam chính là môi trường thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển và lây lan mạnh mẽ. Dù bé yêu hay bố mẹ bị ốm, "sân chơi" của cả nhà đều bị đình trệ, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Đối phó với các bệnh giao mùa phổ biến không khó nếu bạn nắm đầy đủ kiến thức về biểu hiện và cách thức điều trị. Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn gỡ rối vấn đề này!

4 căn bệnh phổ biến khi giao mùa mà ai ai cũng có thể mắc

Cảm nắng, say nắng

Say nắng là một bệnh lý rất dễ mắc phải trong thời điểm khí hậu đang ngày một trở nên nóng hơn như hiện nay. Khi trời nắng nóng, cơ chế điều hòa thân nhiệt của bạn không kịp thích nghi, dẫn đến thân nhiệt tăng cao với các biểu hiện như mặt đỏ, da nóng khô, mệt lả, đau đầu v.v…

Đau đầu

Không ít người tự ví von cơ thể mình như "máy dự báo thời tiết", vì luôn được báo hiệu bởi những cơn đau đầu mỗi khi thay đổi thời tiết. Cơn đau đầu với biểu hiện đau âm ỉ hoặc dữ dội có thể xuất hiện ở một, hai bên thái dương hoặc lan xuống hốc mắt và mũi.

Viêm họng

Đa phần các trường hợp viêm họng vào thời điểm giao mùa là do nhiễm vi rút hoặc nhiễm vi khuẩn, trong đó hơn 80% là do vi rút gây ra. Biểu hiện đầu tiên là đau họng khi nuốt, khản tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi hoặc không.

Sốt, sốt siêu vi

Mưa nắng thất thường tạo môi trường thuận lợi cho các siêu vi trùng (virus) tấn công cơ thể gây nên sốt và sốt siêu vi. Dấu hiệu thường thấy là thân nhiệt tăng cao, sốt trên 380C, lừ đừ mệt mỏi chán ăn. Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị ho hoặc nôn ói.

Đi tìm trợ thủ đắc lực để đối phó với các căn bệnh giao mùa

Trong mọi trường hợp trên, khi bị sốt bạn cần đi khám ở các cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Với các bệnh giao mùa thông thường, bạn có thể tự điều trị tại nhà với các loại thuốc giảm đau hạ sốt với các thành phần như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin hay Naproxen. Trong đó, Paracetamol có nhiều "điểm cộng" do đặc tính an toàn ngay cả khi dùng với trẻ em.

Giữa hàng chục thương hiệu thuốc giảm đau hạ sốt chứa Paracetamol trên thị trường, có ba bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua để "chọn mặt gửi vàng" một cái tên ưng ý.

Bước 1: Tìm kiếm

Bạn cần đảm bảo thuốc giảm đau hạ sốt được bảo chứng chất lượng bằng chứng chỉ trong nước, quốc tế hoặc được lựa chọn sử dụng tại các cơ sở y tế lớn. Ở tiêu chí này, Hapacol là cái tên nổi bật hơn cả khi sở hữu chứng nhận JAPAN-GMP danh giá. 

Cha mẹ cũng có thể an tâm hơn thuốc sử dụng tại gia vì Hapacol cũng là lựa chọn của các cơ sở y tế lớn trên cả nước tham gia đấu thầu ở nhóm 2- nhóm thuốc có yêu cầu đòi hỏi chất lượng khắt khe.

Bước 2: Phân loại

Việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt không chuẩn liều có thể dẫn đến tình trạng thiếu liều (bệnh không hết) hoặc dư liều (tác dụng phụ không mong muốn). 

Do đó nếu thuốc chỉ được phân loại thành hai nhóm trẻ em và người lớn thì không đủ chính xác về liều lượng. Thay vào đó, hãy phân loại thể trạng của từng thành viên trong gia đình theo độ tuổi cân nặng và chọn thuốc được bào chế chuẩn liều với 80mg, 150mg, 250mg, 325mg và 650mg.

Bắt bệnh chính xác các bệnh giao mùa để tìm kiếm trợ thủ đắc lực - Ảnh 2.

Hapacol cũng là thương hiệu thuốc giảm đau hạ sốt cho ra đời liều 650mg "đo ni đóng giày" cho tầm vóc cao lớn của người Việt hiện đại, thay cho liều 500mg chỉ phù hợp với thể trạng thấp bé của người Việt từ 2 thập kỷ trước

Bước 3: Sàng lọc

Bạn nên sàng lọc ra từng loại thuốc, hay định dạng đóng gói thuận tiện nhất với nhu cầu sử dụng của từng thành viên. 

Ví dụ các ông bố cần giữ tỉnh táo khi lái xe thì nên chọn paracetamol kết hợp với cafein (loại Extra, 650 Extra). Mẹ bị sổ mũi thì nên chọn paracetamol kết hợp với phenylephrin (loại CS Day). Còn với các thành viên nhí, cha mẹ có thể mua Hapacol dạng cốm sủi bọt vị cam thơm dịu, giúp các bé hợp tác với việc uống thuốc hơn.

Bắt bệnh chính xác các bệnh giao mùa để tìm kiếm trợ thủ đắc lực - Ảnh 3.

Với định dạng viên nén, viên sủi bọt hay thuốc cốm sủi bọt, bố mẹ và bé có thể dễ dàng lựa chọn thuốc giảm đau hạ sốt cho riêng mình

Hy vọng qua bài viết kể trên, bạn sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình khi trái gió trở trời. Và cũng đừng quên trang bị Hapacol cho tủ thuốc tại nhà, để thời điểm giao mùa không còn có thể cản trở "sân chơi" của cả gia đình!

photo-3

"Hapacol 650 tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản - phù hợp với người Việt Nam" được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Hapacol thuộc top 3 thương hiệu thuốc giảm đau hạ sốt dẫn đầu thị trường Việt Nam.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. GPQC: 0574/14/QLD-TT.

Website: https://hapacol.vn/

Tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn JAPAN-GMP tại: http://JAPANgmp.dhgpharma.com.vn/vi/

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên