16/11/2019 15:48 GMT+7

Báo lớn của Mỹ bất ngờ vì nghề diễn hài độc thoại cũng có ở Sài Gòn

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Chỉ với một chiếc micro và bục sân khấu nhỏ gọn, những nghệ sĩ hài độc thoại nghiệp dư đang tạo ra "những tiếng cười đêm muộn cho cuộc sống về đêm đã quá xuất sắc của Sài Gòn", báo Mỹ New York Times viết như thế.

Báo lớn của Mỹ bất ngờ vì nghề diễn hài độc thoại cũng có ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Tú tự nhận hài độc thoại đã giúp cô thoát khỏi trầm cảm và có cơ hội được chia sẻ với mọi người nhiều hơn - Ảnh chụp màn hình New York Times

Devin Grey cho thấy anh rất biết khuấy động đám đông. Khi không khí của buổi biểu diễn trên sân thượng của một tòa nhà trên đường Pasteur chùng xuống, Grey lập tức nghĩ ra trò mới.

"Tôi thấy có sự cách biệt sao sao đó hôm nay nha. Giờ tôi chia ra thế này, những người ngay trước mặt tôi sẽ được gọi là người Hàn Quốc nhé. Những người ngồi xa hơn thì gọi là người Triều Tiên. Chốt vậy nhé, giờ thì người Triều Tiên ơi, cho tôi biết các bạn đang làm gì ở đó vậy?".

Khán giả lập tức hưởng ứng trở lại, giúp phần biểu diễn của Grey không có phút chết. Đám đông sau đó reo hò khi Grey giới thiệu Tú - một cô gái Việt Nam mặc đồ da beo - sẽ là người tiếp theo bước lên sân khấu.

Đón micro từ Grey, Tú bắt đầu chế giễu những người ngoại quốc chỉ chuyên lên Tinder (một ứng dụng hẹn hò) để tìm phụ nữ địa phương và không ngại chia sẻ đời sống tình dục. Cũng miếng hài này, tại một địa điểm khác ở khu vực Đa Kao, Angee Floyd lấy được thêm nhiều tiếng cười từ khán giả khi kể rằng mình suýt bị dập lá lách vì "chuyện ấy".

Hài độc thoại không cần nhiều diễn viên và phục trang cho một buổi biểu diễn. Đạo cụ mà người nghệ sĩ cần chỉ là một chiếc micro và bục sân khấu cao hơn khán giả một chút.

Đề tài tình dục là một trong nhiều miếng hài được sử dụng trong hài độc thoại nên với nhiều người khó tính, đó là sự dung tục. Loại hình này rất phổ biến ở các nước phương Tây và chỉ mới du nhập vào Việt Nam gần đây.

"Không có sự mỉa mai hay chơi chữ bằng tiếng Việt đâu. Tất cả đều là tiếng Anh hết. Khi tôi mới vào nghề, 99% khán giả là người nước ngoài. Giờ thì người Việt chiếm gần một phần tư. Kỹ thuật chọc cười chủ yếu là cường điệu hóa vấn đề lên", báo New York Times dẫn chia sẻ của một nghệ sĩ nghiệp dư Việt Nam để mở đầu bài viết về "hài độc thoại" - thứ vừa lạ nhưng cũng mới chớm quen ở thành phố lớn nhất Việt Nam.

Uy Le, một nhân viên tiếp thị 26 tuổi, đến với hài độc thoại rất tình cờ khi xem được những video biểu diễn của nghệ sĩ nổi tiếng George Carlin trên YouTube. 

Uy quyết định thử sức mình, tham gia một buổi chia sẻ kinh nghiệm của Ben Betterby, một người Mỹ đã chuyển đến sống tại TP.HCM từ năm 2013. Rồi thì Uy vừa trở thành quán quân cuộc thi hài nghiệp dư Việt Nam năm 2018.

Nhận thấy tiềm năng của hài độc thoại ở Sài Gòn, Betterby bắt đầu tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm và tập hợp được một nhóm nghệ sĩ nghiệp dư thường trực lấy tên là Hài kịch Sài Gòn.

Báo lớn của Mỹ bất ngờ vì nghề diễn hài độc thoại cũng có ở Sài Gòn - Ảnh 2.

"Ông bầu" Betterby chia sẻ về câu chuyện "khởi nghiệp" với hài độc thoại ở Việt Nam - Ảnh chụp màn hình New York Times

"Vài năm trước, khi chúng tôi nói muốn diễn hài độc thoại, chủ quán nào cũng lắc tay nói chỉ chơi nhạc thôi. Họ không hiểu chúng tôi đang làm gì nên không mặn mà. Giờ thì khác lắm, hơn một nửa khán giả bên dưới cười khúc khích với các câu chuyện cười bằng tiếng Anh của chúng tôi", Betterby chia sẻ.

"Được khởi xướng ban đầu bởi những người nước ngoài nói tiếng Anh sống tại thành phố, hài độc thoại đang trở thành một thứ văn hóa mới của người Sài Gòn", tờ báo của Mỹ nhận xét. 

Nghệ sĩ và khán giả bây giờ không còn là người nước ngoài nữa mà có cả người Việt. Khoảng 1/4 khán giả là người địa phương, còn lại là du khách và người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

Nhiều nhóm hài độc thoại của người Việt và người nước ngoài cũng xuất hiện, hoạt động như một câu lạc bộ. Những buổi biểu diễn như trên phần lớn là để mọi người tự trau dồi và học hỏi lẫn nhau trước khi thấy an tâm để... bán vé.

Hài độc thoại đã phát triển rất nhiều, những diễn viên hài người Việt và người nước ngoài sống ở TP.HCM đang ngày càng "đắt sô" trong các quán bar, nhà hàng ở Hà Nội, Huế, thậm chí sang tận Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Phnom Penh (Campuchia) và Jakarta (Indonesia).

Có người chọn Việt Nam làm điểm xuất phát vì không còn đất diễn tại quê nhà, chẳng hạn như cô giáo Floyd, người thừa nhận đã yêu sự cởi mở của thành phố lớn nhất Việt Nam.

Vài người khác ôm mộng nổi tiếng nhờ hài độc thoại tiếng Anh, nhưng Uy thừa nhận anh vẫn không dám từ bỏ việc chính để tập trung hoàn toàn cho sân khấu.

​Hài độc thoại: Ranh giới tục - thanh ​Hài độc thoại: Ranh giới tục - thanh

TTO - Sau khi đăng bài ​Phát lộ... hài tục vui nhảm, nhiều người tỏ ra thích thú nhưng cũng có những tiếng thở dài vì “sao mà cười nổi” với những câu chuyện hài độc thoại quá nhiều yếu tố dung tục để gây cười.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên