10/05/2024 06:24 GMT+7

Ăn khoai cả tháng vì trả lãi ngân hàng mua chung cư

Để thôi cảnh sống trọ nhà người, nhiều bạn trẻ quyết tâm phải mua được nhà. Đánh đổi cho giấc mơ an cư là biết bao áp lực, ngột ngạt, trả lãi ngân hàng, những bữa cơm chỉ mong được no bụng.

An cư luôn là giấc mơ của rất nhiều người trẻ ở đô thị - Ảnh minh họa

An cư luôn là giấc mơ của rất nhiều người trẻ ở đô thị - Ảnh minh họa

Có một tổ ấm đúng nghĩa để an cư luôn là mơ ước của vợ chồng anh Trọng Nghĩa và chị Thu Hương (ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM). Hơn 12 năm "du lịch ở trọ" quanh TP, họ đã thấm cảnh khổ cực, chật chội.

Không dám sinh con, chỉ mong no bụng qua ngày

12 năm ở trọ, chỉ cần nhắm mắt lại nghĩ thôi thì bao khổ cực cũng đã hiện ra. Quyết tâm chấm dứt đời ở trọ của vợ chồng anh Nghĩa ngày một mãnh liệt.

Thu nhập từ nghề thợ điện lạnh mà anh Nghĩa đang theo đuổi rất bấp bênh. Còn lương làm thuê của một thợ cắt tóc, làm nail lành nghề như chị Hương cao lắm cũng chỉ 9 triệu đồng/tháng.

Sau bao năm tằn tiện, đói không dám ăn, toàn bộ gia sản mà anh chị có là hơn 350 triệu đồng. Quả thực, họ đã mua nhà, là một căn chung cư bình dân giá rẻ, rộng 49m2 ở huyện Bình Chánh. "Vay ngân hàng, trả góp mát mặt luôn", anh Nghĩa cười.

Hồi tháng 2, ngày dọn sang căn nhà mới, đôi vợ chồng ôm nhau khóc ngon lành. Những giọt nước mắt của hạnh phúc, khi giấc mơ an cư thành hiện thực.

Nhưng rồi, sự thực cùng những áp lực, ngặt nghèo cuộc sống kéo họ về với thực tại. Việc mỗi tháng phải trả hơn 14 triệu đồng cả gốc và lãi ngân hàng gần như ngốn sạch thu nhập của cả hai. Đó là chưa kể trong ba năm đầu, lãi suất cố định chỉ 6%. Sang năm thứ 4, lãi suất dạng thả nổi thì càng thêm áp lực!

Vừa bước sang tuổi 34, áp lực phải sinh con đè nặng lòng ngực chị Hương, mỗi ngày một thêm nặng. Nhưng biết sao được khi giấc mơ đầu, mua cho mình một căn nhà hiện hữu đó nhưng cũng rất mong manh. Nếu sinh thêm con, chị sợ rằng sẽ không đủ sức để thực hiện giấc mơ cả đời ấy!

Nhiều tuần liền vợ chồng anh Nghĩa phải chia nhau từng củ khoai để đeo đuổi giấc mơ an cư trong chính căn nhà của mình - Ảnh: TRIỆU VÂN

Nhiều tuần liền vợ chồng anh Nghĩa phải chia nhau từng củ khoai để đeo đuổi giấc mơ an cư trong chính căn nhà của mình - Ảnh: TRIỆU VÂN

Để có thêm thu nhập, anh Nghĩa tranh thủ đăng ký chạy thêm xe ôm công nghệ ngày đêm không nghỉ. Ngoài giờ làm, chị tranh thủ nhận thêm giày dép về may cắt thêm.

Anh tâm sự đến khi này mới thấm câu "ăn mới nhiều chứ ở ngủ bấy nhiêu". Đôi khi tới tháng, trả tiền ngân hàng xong hai vợ chồng chẳng có nổi 100.000 đồng dằn túi mua đồ ăn. Có nhiều tuần liền, hai vợ chồng động viên, chia nhau từng củ khoai qua bữa. 

"Gắng chạy xe thì cũng thêm được ít, trang trải vừa đủ. Tuy nhiên muốn phòng hờ ốm đau thì hai vợ chồng thường ăn khoai, mì không, cốt cũng chỉ no bụng qua bữa là được", anh Nghĩa tâm sự.

Từ ngày mua nhà, Hải không biết đến chuyện mua sắm - Ảnh minh họa: TRIỆU VÂN

Từ ngày mua nhà, Hải không biết đến chuyện mua sắm - Ảnh minh họa: TRIỆU VÂN

Để an cư phải làm việc 19 tiếng một ngày

Hơn 5 tháng chuyển vào căn nhà của chính mình, thế nhưng Văn Hải (29 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) nói vẫn còn lâng lâng cảm xúc khi nghĩ đến. Tuy nhiên, áp lực để trả nợ cũng kinh khủng.

Lương trợ lý cho vị giám đốc là người ngoại quốc mà Hải theo làm và được nhận khoảng 22 triệu/tháng. Có mức thu nhập tạm ổn, nhưng ngần đó mà để vừa góp vay mua nhà, vừa trang trải, ăn uống thì rất căng.

Từ việc thường xuyên ăn ngoài, nay để tiết kiệm, Hải thường nấu ăn ở nhà. Các khoản tiền chi cho cà phê, ăn nhậu, xem phim, gặp gỡ cũng được cắt gọt tối đa.

Nhưng với khoản tiền cần đóng mỗi tháng lên tới 19 triệu cho ngân hàng thì như thế vẫn chưa đủ. Hải bắt đầu nhận thêm công việc bên ngoài để làm. Tan ca làm 8 tiếng ở công ty, Hải đến một trung tâm ngoại ngữ ở quận 6 làm gia sư tiếng Hoa.

Sau 21h đêm mới về tới nhà, Hải ăn vội bát mì rồi tiếp tục vùi mình vào công việc dịch thuật, soạn hồ sơ cho một số đối tác. Hải cũng thường nhận thêm việc khác bên ngoài để làm như phiên dịch, thiết kế đồ họa, dựng phim... "Làm việc 19 - 20 tiếng một ngày với tôi là bình thường", Hải nói.

Tranh luận: giá chung cư có rẻ hơn nếu áp thời hạn sở hữu?Tranh luận: giá chung cư có rẻ hơn nếu áp thời hạn sở hữu?

Đề xuất nhà chung cư hết thời hạn sử dụng hoặc chưa hết thời hạn nhưng buộc phải tháo dỡ, chấm dứt quyền sở hữu trong dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) nhận được nhiều ý kiến tranh luận của bạn đọc Tuổi Trẻ Online.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên