06/07/2023 18:08 GMT+7

Trái đất rạn nứt có thể chia đôi châu Phi

Những chuyển động kỳ lạ chưa từng thấy ở thung lũng Rift Đông Phi đã làm rạn nứt bề mặt Trái đất.

Thung lũng Rift Đông Phi - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC

Thung lũng Rift Đông Phi - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC

Những vết nứt lớn trên Trái đất từ đâu?

Trên khắp Trái đất xuất hiện những vết nứt lớn trên bề mặt, được gọi là rạn nứt lục địa đang xé toạc các vùng đất rộng lớn.

Rạn nứt lục địa đang hoạt động lớn nhất là rạn nứt Đông Phi, một mạng lưới các thung lũng dài khoảng 3.500km, kéo dài từ Biển Đỏ đến Mozambique.

Sự rạn nứt lục địa được thúc đẩy từ sự biến dạng của thạch quyển, lớp cứng ngoài cùng của Trái đất. Khi thạch quyển giãn ra mỏng đi, những phần nông nhất của nó có thể biến dạng theo nhiều cách khác nhau, từ tách rời ra như bột nhào cho đến vỡ vụn.

Châu Phi có nguy cơ bị xé toạc do rạn nứt lục địa trên bề mặt trái đất

Đồng tác giả nghiên cứu D. Sarah Stamps, nhà địa vật lý tại Đại học Virginia Tech ở bang Virginia (Mỹ), ví những phản ứng này với viên nhựa dẻo thông minh Silly Putty. Nếu dùng búa đập Silly Putty, nó có thể nứt và vỡ, nhưng nếu từ từ kéo ra, nó sẽ giãn ra.

Trong các thang thời gian khác nhau, thạch quyển của Trái đất cũng có thể hoạt động theo những cách khác nhau.

Hướng mà bề mặt Trái đất biến dạng tại các vết nứt lục địa thường vuông góc với chiều dài của vết nứt. Hãy tưởng tượng hai nửa của một lục địa bị kéo ra xa nhau, đất sẽ trải dài hoặc đứt gãy ở nơi hai nửa đó gặp nhau.

Rạn nứt Đông Phi

Sau khi kiểm tra rạn nứt Đông Phi trong hơn 12 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự biến dạng vuông góc di chuyển về phía đông và phía tây.

Tuy nhiên, họ cũng phát hiện ra sự biến dạng song song với vết nứt, di chuyển về phía bắc.

Những chuyển động bề mặt này "khá bất thường và chưa từng được quan sát thấy ở nơi nào khác", bà Stamps nói với trang Live Science.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một "siêu khối" khổng lồ, hình nấm, nóng như thiêu đốt, nổi lên trên lớp phủ của Trái đất có thể giúp giải thích những biến dạng bí ẩn này.

Các siêu đá hình nấm cực nóng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc làm biến dạng bề mặt Trái đất, đặc biệt là ở các vết nứt lục địa nơi thạch quyển đã mỏng đi.

Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ GPS để theo dõi chuyển động bề mặt tại rạn nứt Đông Phi với độ chính xác đến từng milimet. Họ cũng sử dụng các thiết bị địa chấn để phân tích các hướng mà lớp phủ đá từ từ chảy qua một khu vực rộng lớn.

Ông Tahiry Rajaonarison, nhà địa vật lý tại Đại học New Mexico Tech ở bang New Mexico, đã phân tích dữ liệu GPS và địa chấn để tìm ra hoạt động ngầm bên dưới vết nứt Đông Phi.

Các mô hình 3D cho thấy các biến dạng bất thường song song với vết nứt có thể được thúc đẩy từ dòng chảy lớp phủ về phía bắc liên quan đến cụm đá siêu nóng ở châu Phi.

"Đối với tôi, ý nghĩa quan trọng nhất của những phát hiện này là cải thiện hiểu biết của chúng ta về cách các lục địa tan rã", ông Rajaonarison nói.

Các nhà khoa học đã công bố phát hiện trên tạp chí The Journal of Geophysical Research: Solid Earth.

Nền nhiệt bề mặt trái đất lên cao nhất trong 135 năm quaNền nhiệt bề mặt Trái đất lên cao nhất trong 135 năm qua

Trong năm 2014, mực nước tại các đại dương trên toàn thế giới đều gia tăng, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân khiến tình trạng ấm lên trên toàn cầu đạt mức cao kỷ lục, còn nền nhiệt trên bề mặt hành tinh đạt đến mức nóng nhất trong vòng 135 năm qua.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên