07/09/2003 20:58 GMT+7

Người học trò trên đất Gia Định xưa: xem, và tiếc...

Theo<EM> </EM>SGGP <BR>
Theo SGGP 

Đây là lần đầu tiên, con người nghĩa khí ngất trời của đất Nam bộ được thể hiện trong phim truyện nhựa. Những Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tử Trực, Hớn Minh... của ông đã bám rễ vào tâm hồn người VN. Nhân vật Lục Vân Tiên đã sống kỳ vĩ với ước mơ của chính ông: ước mơ cháy bỏng về một đôi mắt sáng để có thể cầm gươm ra trận đánh đuổi giặc Ô Qua...

T0oKn264.jpgPhóng to
Cụ Đồ Chiểu (Công Ninh) và các học trò trong phim.
Đây là lần đầu tiên, con người nghĩa khí ngất trời của đất Nam bộ được thể hiện trong phim truyện nhựa. Những Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tử Trực, Hớn Minh... của ông đã bám rễ vào tâm hồn người VN. Nhân vật Lục Vân Tiên đã sống kỳ vĩ với ước mơ của chính ông: ước mơ cháy bỏng về một đôi mắt sáng để có thể cầm gươm ra trận đánh đuổi giặc Ô Qua...

Cuộc đời ông chính là bản bi hùng ca với trái tim trĩu nặng tấm lòng cùng non nước, với mối tình đẹp như bài thơ cùng người vợ hiền chung thủy: Cô Năm Điền, hình ảnh nàng Kiều Nguyệt Nga của người hiền sĩ mù trên đất Gia Định xưa…Chuyện Lục Vân Tiên là một phần của cuộc đời ông, nên bức chân dung toàn cảnh về ông quả đã có một sức hút làm lay động lòng người. Một cuộc đời đã trải lắm tang thương, nó đã bật lên ngồn ngộn trong mỗi trang thơ như được vắt từ trong máu viết ra, như một phần ký ức xen lẫn niềm kỳ vọng đặt vào cái siêu bạc lấp lánh của chàng họ Lục.

Bắt đầu là chuyện đính ước, đi thi, đến cảnh mẹ mất, về chịu tang mẹ rồi đường công danh dang dở vì mù lòa đến bị bội ước… Đó là một chàng Lục Vân Tiên của cuộc đời thật, nhưng con đường đưa Nguyễn Đình Chiểu đến với mối nhân duyên của mình được thể hiện đẹp như một bức tranh thơ, tất nhiên, đó là một chút hư cấu, nhưng là hư cấu lồng trong tính cách rất thực của nhân vật.

Cô Lê Thị Điền giả trai và yêu thầy Đồ Chiểu để đến khi bị phát hiện và bị đuổi về trong cái nhìn lạnh lẽo, nghiêm khắc… Nhưng rồi cái vỏ bọc nghiêm khắc ấy cũng phải bị phá vỡ trước tình yêu, và người ta nhìn thấy ông, thấy hết trái tim đa cảm của ông dù ông đã cố gắng hết mức để che đậy nó khi hạ bút viết những lời đầy lễ giáo: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái, ta là phận trai”.

Người học trò đất Gia Định đã được soi rọi bằng tấm lòng của người hậu thế, bằng sự thấu hiểu sâu xa trước mọi hành xử đầy khí tiết của ông trước vận nước. Hai lần tỵ địa về đến đất Ba Tri, tính cách cương trực “Phú quí bất năng dâm, Uy vũ bất năng khuất” của ông Đồ Chiểu càng bật lên, rạng ngời trước một Tôn Thọ Tường uốn cong lưng trước giặc.

Chỉ tiếc cho bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” với những câu văn lồng lộng nghĩa khí của dân ấp dân lân đầy chất Nam bộ lại được đọc vô cảm bằng một giọng Huế cung đình?! Tiếc cho bối cảnh lẽ ra rất hào hùng ấy lại được tạo dựng như một buổi cúng oan hồn…!

Càng tiếc vì thời lượng quá ngắn ngủi của một tập phim nên tấm lòng Đồ Chiểu đã chỉ có thể dừng lại ở mức minh họa, người xem muốn nhìn thấy ông rõ hơn, sâu sắc hơn trong cái triết lý rất rạch ròi yêu, ghét, một hiện thân mạnh mẽ của chính con người ông: “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”.

Người xem muốn thấy vị trí quan trọng của ông trong phong trào khởi nghĩa của nhân dân, bởi chính ông nhiều lần đã tham gia chính kiến, bàn bạc cơ mưu cùng nghĩa quân với vai trò của một quân sư… Và cả tấm lòng trăn trở của ông cùng đất nước, trước cơn bão lớn của thời cuộc, với những người bạn nghĩa khí như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Hồ Huấn Nghiệp…

Ở ông, chất thép và chất thơ, thi sĩ và chiến sĩ là đồng nhất… ông trở thành ông đồ quê sống giữa bà con cô bác, chung nỗi lo, nỗi đau và niềm hy vọng cùng nhân dân. Cho nên, có thể hiểu vì sao muốn an dân và đặt nền móng cai trị nhanh chóng trên đất nước này, Pháp phải đặc biệt muốn mua chuộc cho được ông đồ nghèo ở vùng đất Ba Tri này…

Công Ninh có khuôn mặt quắc thước của cụ Đồ lúc về già, với cách diễn chững chạc, nhân tình… đặc biệt Đoàn Dũng chỉ xuất hiện một trường đoạn ngắn nhưng đã bật được tính cách của những chàng Hớn Minh đầy nghĩa khí Nam bộ… Chỉ trong khoảng thời lượng 90 phút mà phim phải tải hết cả một đời người với biết bao biến động một thời dầu sôi lửa bỏng của đất nước. Suốt 40 năm, từ lúc ông còn là chàng thư sinh 25 tuổi, từ Nam ra kinh đô dùi mài kinh sử chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849) đến khi ông nhắm mắt lìa đời (1888) mang theo bên lòng biết bao u uẩn…, thời lượng ấy quả là không đủ để tải hết được cuộc đời ông và cả tấm lòng ông cùng đất nước.

Đó là tất cả những tiếc nuối mà người xem phải bật ra trong nỗi ngậm ngùi khi xem đại cảnh đám tang ông với khăn tang trắng cả cánh đồng An Đức… Kỳ thực, cảnh kết thúc như vậy lại mang ý nghĩa của một bộ phim tài liệu nhiều hơn là phim truyện, bởi với Nguyễn Đình Chiểu, cuộc đời ông không có chỗ dừng lại trong lòng người, không có dấu chấm hết bởi vì trong mỗi người Nam bộ, con người ấy là hình ảnh của sự sống, chất sống bền bỉ của tấm lòng sục sôi yêu nước.

Và người xem mong muốn được đi cùng với tâm linh ông, với nỗi thao thức triền miên trong lòng ông cùng trong giấc mơ được sáng mắt như chàng Lục Vân Tiên được tả xung hữu đột dẹp sạch bóng quân thù… -----------

* Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu sản xuất 2003. Phim nhựa màn ảnh rộng. Kịch bản: Nhất Mai. Đạo diễn: NSND Huy Thành. Quay phim : NSƯT Đoàn Quốc. Diễn viên: Công Ninh, NSND Đoàn Dũng, NSND Thế Anh, Việt Trinh…

TheoSGGP

Theo SGGP 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên