14/07/2021 10:24 GMT+7

Thêm kênh bán hàng bằng xe lưu động

ÔNG HUỲNH VĂN SƠN (chủ tịch HĐQT Công ty CP Ngôi Sao Biển Sài Gòn) CÔNG TRUNG ghi
ÔNG HUỲNH VĂN SƠN (chủ tịch HĐQT Công ty CP Ngôi Sao Biển Sài Gòn) CÔNG TRUNG ghi

TTO - Hàng hóa thiết yếu đang bị làm giá, tăng mạnh là hệ quả của tình trạng đứt gãy trong lưu thông hàng hóa truyền thống từ nhà cung cấp đến chợ đầu mối và xuống các chợ truyền thống. Nó không thể 'bù đắp' bằng mua hàng online.

Thêm kênh bán hàng bằng xe lưu động - Ảnh 1.

Một siêu thị mini được bày ra trên vỉa hè đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh) vào sáng 13-7 - Ảnh: NGỌC HIỂN

Để đánh giá một chính sách hiệu quả về cung ứng hàng hóa, cứ lấy thực tiễn làm thước đo.

Phải căn cứ vào thực tiễn

Thực tiễn hiện nay là các bà nội trợ trong TP lo lắng tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả tăng cao. Giá cả nhảy múa đã trở thành nỗi ẩn ức kinh hoàng đối với người nghèo, bà nội trợ. Người ta gạt nước mắt quay về với bữa cơm mà không thể chuẩn bị được.

Vào thời gian bùng phát dịch ở các chợ đầu mối, chợ truyền thống, địa phương và các ngành có sự lúng túng. Hình ảnh đông nghẹt người, chen chúc ở chợ Bình Điền để lấy giấy xét nghiệm âm tính đã tạo ra điểm nóng. 

Chợ đầu mối, chợ truyền thống lần lượt "đóng cửa" để phòng chống dịch. Ở góc độ nhà nước có thể là nhẹ gánh. 

Nhưng việc đóng chợ như hiện nay có phù hợp không khi gánh nặng đó không mất đi, thì nó sẽ chuyển cho nơi khác. Trong khi lưu thông, luân chuyển hàng hóa thương mại bị đứt gãy.

Mỗi ngày, hàng chục tấn hàng hóa từ các điểm cung ứng như ở miền Tây, Đà Lạt được chuyển về các chợ đầu mối. 

Chính ở chợ đầu mối thương nhân có hệ thống phân phối linh hoạt, có thể vận chuyển bằng nhiều phương tiện như xe ba gác, xe ôm, xe tải nhỏ 1-2 tấn đến các quận huyện. 

Chợ đầu mối có chân rết len lỏi khắp TP. Siêu thị, cửa hàng tiện lợi mạnh nhất cũng chỉ đủ cung ứng 30%. Nên sự đứt gãy 70% khiến tầng lớp trung gian nhào vô, đẩy giá lên vô tội vạ.

Lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM khẳng định nguồn cung về TP không thay đổi, đáp ứng đủ. Vậy vấn đề nằm ở chỗ đứt gãy ở khâu logistics, phân phối. 

Đây là hệ quả của việc đóng các chợ đầu mối và truyền thống, do hệ thống phân phối của các thương nhân bị đứt gãy, cả hai bên cung cấp và tiêu thụ đều bị thiệt hại, chỉ trung gian là hưởng chênh lệch khủng. Thị trường để càng lâu càng biến dạng, dân đã khổ vì dịch lại phải mua thực phẩm giá "trên trời".

Phải tìm ra được điểm nghẽn trong lưu thông, giảm bớt tầng nấc trung gian để kéo giá thành xuống.

Thêm kênh bán hàng bằng xe lưu động - Ảnh 2.

Quay lại bài học cũ

Bây giờ, phải quay lại thời kỳ đầu giải phóng với các kiểu mua bán HTX thương mại phường xã. Chúng ta không trở về với hệ thống đó vì nó đã cũ nhưng trong tình thế hiện tại, chúng ta phải có những giải pháp tương tự. 

Giải pháp tình thế nên tổ chức bằng các đội xe lưu động, lựa chọn điểm tập kết hàng hóa lớn từ nhà cung cấp, chọn các mặt hàng thiết yếu và bình ổn giá.

Sau đó cho đội xe lan tỏa đi các địa bàn, xe chừng 1 đến 5 tấn, hạ càng giờ cố định và báo cho phường xóm, bà con ra đi chợ, bán mặt hàng thiết yếu.

Và sau cùng là dồn sức cho việc mở cửa lại chợ đầu mối và truyền thống, vì để càng lâu càng sinh biến. Mọi hệ thống mà Nhà nước đứng ra tổ chức không thể nào thay thế sự linh hoạt của hệ thống phân phối mà các thương nhân nắm giữ. 

"Dân dĩ thực vi tiên", nếu không có cái đó thì xã hội loạn. Cho nên những giải pháp cần đi vào thực chất và căn cơ, không phải kiểu vá víu, qua loa, đại khái.

Giá cước vận chuyển không biến động

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 13-7, nhiều doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa cho biết giá cước vận chuyển nông sản từ các địa phương như Đà Lạt hay miền Tây đến TP.HCM trong những ngày gần đây không có biến động nhiều.

Ông Nguyễn Kim Thanh - giám đốc Công ty vận tải Kim Phát (quận 12, TP.HCM) - cho biết những ngày đầu giãn cách phải có giấy xét nghiệm âm tính khiến gia tăng chi phí.

Hàng hóa mắc kẹt trên đường về TP.HCM vì các chốt kiểm dịch khiến hàng hóa khan hiếm. Tuy nhiên, đến nay tình hình vận chuyển đã ổn định, nhà xe không tăng giá cước.

Đại diện Hãng xe Thành Bưởi cũng khẳng định sản lượng hàng hóa, phần lớn hàng rau, củ, quả từ Bảo Lộc, Di Linh đến TP.HCM tăng đột biến với 37-57 tấn/ngày nhưng giá cước không tăng.

Giá cước hàng hóa lẻ 100.000 đồng/10kg được áp dụng từ đầu tháng 1-2021 cho đến nay. Tuy vậy, tùy theo quãng đường, khối lượng hàng hóa, loại hàng hóa và thể tích hàng hóa đóng gói có thể dao động giá nhưng không đáng kể.

Ông Lê Duy Hiệp - chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp dịch vụ logistics VN - VLA, khẳng định các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trong hiệp hội đã cam kết không tăng giá dịch vụ vận chuyển trong giai đoạn này.

Tình trạng hàng hóa tăng xảy ra ở các cửa hàng bán hàng thiết yếu của doanh nghiệp tư nhân, còn các siêu thị như Co.opmart vẫn bình ổn giá.

C.TRUNG

Gỡ khó để tăng bán hàng lưu động Gỡ khó để tăng bán hàng lưu động

TTO - Để thực hiện mô hình này, cần sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền, đặc biệt ở khâu tổ chức.

ÔNG HUỲNH VĂN SƠN (chủ tịch HĐQT Công ty CP Ngôi Sao Biển Sài Gòn) CÔNG TRUNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên