19/12/2023 10:22 GMT+7

Tàu chiến phương Tây tụ về Biển Đỏ, răn đe phiến quân

Tàu chiến của Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước khác đều đang có mặt ở Biển Đỏ, với lý do duy trì quyền tự do hàng hải.

Tàu khu trục USS Carney (lớp Aleigh Burke) của hải quân Mỹ di chuyển qua kênh đào Suez ở phía bắc Biển Đỏ, ngày 18-10-2023 - Ảnh: REUTERS

Tàu khu trục USS Carney (lớp Aleigh Burke) của hải quân Mỹ di chuyển qua kênh đào Suez ở phía bắc Biển Đỏ, ngày 18-10-2023 - Ảnh: REUTERS

Ngày 15-12, tàu khu trục HMS Diamond của hải quân Hoàng gia Anh tuyên bố sự hiện diện ở Biển Đỏ bằng cách bắn hạ một máy bay không người lái (drone) của phiến quân Houthi ở Yemen. 

Một thời kỳ không bình thường

Thông thường, động thái của HMS Diamond sẽ rất đáng chú ý vì hải quân thường hiếm khi tấn công đối không. Lần cuối cùng hải quân Hoàng gia Anh có hành động tương tự là từ thời chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 với tàu HMS Gloucester.

Do đó, báo Telegraph nhận định rằng chúng ta đang ở trong một thời kỳ không bình thường. Kể từ ngày 26-10, khi tàu khu trục USS Carney của hải quân Mỹ bắn hạ 4 tên lửa và 15 drone của lực lượng Houthi, Biển Đỏ đã chứng kiến màn tấn công và đáp trả giữa phiến quân và các tàu chiến phương Tây.

Ba tàu khu trục của Mỹ hiện diện trong khu vực là Carney, Hudner và Mason đã bắn hạ 34 tên lửa và drone của Houthi. Tàu khu trục Languedoc của Pháp cũng tham gia đánh chặn tên lửa của phiến quân.

Trước các cuộc tấn công của Houthi - phe tuyên bố đang hỗ trợ người Palestine ở Dải Gaza, các tàu chiến phương Tây quy tụ về Biển Đỏ với lý do duy trì quyền tự do hàng hải ở eo biển Bab-el-Mandeb.

Eo biển Bab-el-Mandeb ở phía nam của Biển Đỏ, tuyến đường vận chuyển thương mại và năng lượng quan trọng hàng đầu thế giới.

Phiến quân Houthi bao vây tàu Galaxy Leader ở Biển Đỏ, ngày 20-11-2023 - Ảnh: REUTERS

Phiến quân Houthi bao vây tàu Galaxy Leader ở Biển Đỏ, ngày 20-11-2023 - Ảnh: REUTERS

Khu vực này hiện tiềm ẩn nhiều rủi ro đến mức bốn công ty vận tải biển lớn - MSC, Maersk, Hapag-Lloyd và CMA CGM - đã quyết định tránh đi qua, hoặc bất chấp tốn thêm thời gian và chi phí để đưa tàu đi một chặng đường dài quanh mũi Hảo Vọng, hay tạm dừng tại chỗ trong khi chờ tình hình lắng xuống.

Việc các tàu định tuyến lại cũng ảnh hưởng đến kênh đào Suez ở phía bắc Biển Đỏ, và doanh thu từ kênh đào ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Ai Cập.

Liên minh mới hình thành

Khi tàu chiến các nước hiện diện trong khu vực, tự sẽ có nhu cầu kêu gọi liên minh. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết một số nước đã đồng ý chung tay tuần tra ở phía nam Biển Đỏ và vịnh Aden nhằm bảo vệ tàu chở hàng trước lực lượng Houthi ở Yemen.

Các quốc gia tham gia liên minh do Mỹ dẫn đầu bao gồm Vương quốc Anh, Bahrain, Canada, Pháp, Ý, Hà Lan, Na Uy, Seychelles và Tây Ban Nha.

"Đây là thách thức quốc tế đòi hỏi hành động tập thể. Vì vậy, hôm nay tôi tuyên bố thành lập Chiến dịch Người bảo vệ thịnh vượng, một sáng kiến an ninh đa quốc gia mới quan trọng" - Hãng tin Reuters dẫn lời ông Austin ngày 19-12.

Hiện chưa rõ các nước trong liên minh có sẵn sàng hành động tương tự tàu chiến Mỹ trong những ngày gần đây hay không, như việc bắn hạ tên lửa và drone của Houthi.

Hãng vận tải biển nhà nước COSCO của Trung Quốc có tàu thường xuyên di chuyển qua Biển Đỏ và Bắc Kinh cũng có ba tàu chiến đóng tại Djibouti để thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển. Việc Trung Quốc gia nhập liên minh hay không vẫn còn là dấu hỏi.

Mỹ, Anh, Ai Cập bắn hạ hơn 15 drone ở Biển ĐỏMỹ, Anh, Ai Cập bắn hạ hơn 15 drone ở Biển Đỏ

Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ cho biết tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của nước này đã bắn hạ loạt máy bay không người lái do nhóm phiến quân Houthi của Yemen phóng ở Biển Đỏ ngày 16-12.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên