30/01/2024 17:05 GMT+7

Kính viễn vọng James Webb ghi lại hình 19 thiên hà xoắn ốc tuyệt đẹp

Hình ảnh về 19 thiên hà xoắn ốc có nhiều chi tiết đáng chú ý, chúng cung cấp thêm manh mối về sự hình thành của các ngôi sao cũng như cấu trúc và quá trình tiến hóa của thiên hà.

19 thiên hà xoắn ốc do kính viễn vọng James Webb chụp lại - Ảnh: REUTERS

19 thiên hà xoắn ốc do kính viễn vọng James Webb chụp lại - Ảnh: REUTERS

Ngày 30-1, nhóm các nhà khoa học tham gia dự án tên “Vật lý ở góc độ phân giải cao trong thiên hà lân cận” (PHANGS) đã công bố hình ảnh về 19 thiên hà xoắn ốc nằm ở vị trí tương đối trong Dải Ngân hà.

Thiên hà gần nhất trong số đó được gọi là NGC5068, cách Trái đất khoảng 15 triệu năm ánh sáng. Trong khi thiên hà xa nhất là NGC1365, cách Trái đất đến 60 triệu năm ánh sáng (1 năm ánh sáng tương đương 9,5 nghìn tỉ km).

Thiên hà xoắn ốc NGC 1512 nằm cách Trái đất 30 triệu năm ánh sáng - Ảnh: REUTERS

Thiên hà xoắn ốc NGC 1512 nằm cách Trái đất 30 triệu năm ánh sáng - Ảnh: REUTERS

Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) được phóng lên vũ trụ vào năm 2021 và bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2022. Thiết bị này chủ yếu quan sát bước sóng ở vùng hồng ngoại, nó đã ghi lại vô số bức ảnh kỳ diệu về vũ trụ.

Ngoài ra còn có kính viễn vọng không gian Hubble được phóng vào năm 1990, chụp lại hình ảnh vũ trụ bằng bước sóng quang học và tia cực tím.

Kết quả từ camera cận hồng ngoại (NIRCam) và thiết bị hồng ngoại tầm trung (MIRI) của kính viễn vọng James Webb cho thấy mỗi thiên hà chứa khoảng 100.000 cụm sao và hàng triệu, hoặc có lẽ là hàng tỉ ngôi sao riêng lẻ.

Thiên hà xoắn ốc NGC 628 nằm cách Trái đất 32 triệu năm ánh sáng - Ảnh: REUTERS

Thiên hà xoắn ốc NGC 628 nằm cách Trái đất 32 triệu năm ánh sáng - Ảnh: REUTERS

Nhà thiên văn học Thomas Williams thuộc Đại học Oxford, người đứng đầu nhóm xử lý dữ liệu hình ảnh, cho biết: “Những dữ liệu này rất quan trọng, vì chúng cho chúng ta góc nhìn mới về giai đoạn sớm nhất trong quá trình hình thành một ngôi sao”.

Thiên hà xoắn ốc NGC 1300 nằm cách Trái đất 69 triệu năm ánh sáng - Ảnh: REUTERS

Thiên hà xoắn ốc NGC 1300 nằm cách Trái đất 69 triệu năm ánh sáng - Ảnh: REUTERS

“Các ngôi sao được sinh ra sâu bên trong những đám mây bụi ngăn chặn hoàn toàn ánh sáng ở bước sóng khả kiến (quang học) - thứ mà kính viễn vọng Hubble cực kỳ nhạy cảm, thế nhưng những đám mây này lại sáng lên ở bước sóng của JWST.

Chúng ta không biết nhiều về giai đoạn này, thậm chí là không biết nó diễn ra trong bao lâu, vì vậy những dữ liệu này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu cách các ngôi sao trong thiên hà hình thành”, ông Williams khẳng định.

Thiên hà xoắn ốc NGC 2835 nằm cách Trái đất 35 triệu năm ánh sáng - Ảnh: REUTERS

Thiên hà xoắn ốc NGC 2835 nằm cách Trái đất 35 triệu năm ánh sáng - Ảnh: REUTERS

Khoảng một nửa trong số 19 thiên hà xoắn ốc có cấu trúc thẳng, tức là 1 nhánh chính xuất phát từ trung tâm thiên hà với các nhánh xoắn ốc phụ gắn xung quanh.

Những hình ảnh này cho phép các nhà khoa học lần đầu tiên phân tích cấu trúc của các đám mây bụi và khí ngoài vũ trụ, còn được gọi là tinh vân. Tinh vân là khởi đầu cho sự hình thành của các ngôi sao như Mặt trời và Trái đất.

Nhà thiên văn học Janice Lee thuộc Viện Khoa học kính viễn vọng không gian ở thành phố Baltimore (bang Maryland, Mỹ) nhận xét: “Những hình ảnh này không chỉ ấn tượng về mặt thẩm mỹ, mà còn kể câu chuyện và phản ánh về chu kỳ hình thành sao”.

Kính viễn vọng James Webb bắt được Kính viễn vọng James Webb bắt được 'quái vật xanh' trong siêu tân tinh trẻ

Kính viễn vọng James Webb phát hiện được những chi tiết đầy màu sắc, chưa từng thấy trong tàn dư của một ngôi sao phát nổ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên