24/12/2014 15:06 GMT+7

​Du khách trị bệnh đổ về Đông Nam Á 

CHÂU LUÂN (Theo Gulf Times)
CHÂU LUÂN (Theo Gulf Times)

TTO - Thông qua Google, bà Kiwan - một du khách 65 tuổi ở Bangladesh, đã chọn một bệnh viện tại Kuala Lumpur, Malaysia để phẫu thuật tim với chi phí khoảng 20.000 USD.

"Tôi sẽ quay trở lại đây và chắc chắn sẽ giới thiệu nơi này", bà Alexandria Garvie, 61 tuổi đến từ Úc chia sẻ khi đang nằm trên giường bệnh sau ca phẫu thuật tái tạo thành bụng (tummy tuck) tại một bệnh viện ở Kuala Lumpur - Ảnh: Gulf Times

Kiwan là một trong số nhiều bệnh nhân gia nhập thị trường du lịch y tế toàn cầu đang bùng nổ, đặc biệt ở Đông Nam Á.

"Cơn bão hoản hảo"

Du lịch y tế quốc tế bắt đầu định hình từ những năm 1980, khi giá dịch vụ nha khoa, thuốc men, mỹ phẩm hay các liệu trình chữa bệnh của các nước Mỹ Linh - như Costa Rica và Brazil - khá rẻ, thu hút nhiều bệnh nhân Mỹ và châu Âu.

Nhưng ngách thị trường ngách đó giờ đã phát triển thành một ngành công nghiệp hàng tỉ USD, khi hệ thống y tế của các nước đang phát triển dần cải thiện, ngành hàng không toàn cầu mở rộng và kết nối Internet lan tỏa khắp nơi đem đến cho khách hàng thêm nhiều lựa chọn.

Hiện nay, Barbados - một đảo quốc độc lập ở phía tây của Đại Tây Dương - nổi tiếng điều trị khả năng sinh sản, Brazil đi đầu trong phẫu thuật thẩm mỹ, Malaysia nổi danh với mổ tim, mắt, và phẫu thuật chuyển giới hẳn không ai qua được Thái Lan.

Công ty nghiên cứu Patients Beyond Borders (Mỹ) ước tính thị trường du lịch y tế toàn cầu sẽ mở rộng 25%/năm. Năm 2013, ngành công nghiệp trên đã đạt doanh thu 55 tỉ USD, đón 11 triệu lượt khách.

Giám đốc điều hành Patients Beyond Borders Josef Woodman nhận định thị trường du lịch y tế đang hưởng lợi từ "cơn bão hoàn hảo của dân số toàn cầu lão hóa, cuộc sống sung túc và ngày càng nhiều bệnh viện chất lượng mọc lên".

Điều này càng đúng hơn ở châu Á, nơi đang thu hút hàng triệu bệnh nhân toàn cầu đến với Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc - và thậm chí cả người Mỹ và Anh cũng tìm kiếm các dịch vụ y tế nước họ không có.

Những nhân tố chính ở châu Á, như Ấn Độ, Malaysia, Singapore và Thái Lan, tích cực nâng cấp phương pháp điều trị, tiết kiệm 80% so với chi phí ở các nước phát triển. Một số công ty còn thiết kế các chuyến đi chữa bệnh với một số hoạt động du lịch bãi biển cho khách hàng.

"Tôi sẽ quay trở lại đây và chắc chắn sẽ giới thiệu nơi này", bà Alexandria Garvie, 61 tuổi đến từ Úc chia sẻ khi đang nằm trên giường bệnh sau ca phẫu thuật tái tạo thành bụng (tummy tuck) tại một bệnh viện ở Kuala Lumpur. Tổng chi phí 5.000 USD - chỉ bằng 1/4 nếu bà làm ở quê nhà.

Những tên tuổi mới

Thị trường của Malaysia đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2010, thu hút 770.000 bệnh nhân và đạt doanh thu 200 triệu USD năm 2013.

"Chắc chắn chúng tôi đứng sau Thái Lan nhưng có thể cạnh tranh tốt với Singapore", người đứng đầu Hiệp hội các Bệnh viện tư nhân của Malaysia T. Mahadevan nói.

Patients Beyond Borders gọi Malaysia là "một bí ẩn trong ngành du lịch y tế", nhờ khả năng nói tiếng Anh lưu loát, chi phí chữa trị rẻ hơn nhiều so với Nhật, Mỹ hay châu Âu và có nhiều nguồn khách hàng chủ chốt.

Hầu hết du khách y tế đến Malaysia đều từ các nước kém phát triển như Indonesia, sau đó mới tới khách Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc. Tương lai tăng trưởng dự đoán sẽ đến từ nhóm khách hạng sang Trung Đông.

Năm 2012, Thái Lan cho biết thu hút được 2,53 triệu lượt khách du lịch y tế. Dù số liệu trên bao gồm cả khách đi nghỉ dưỡng (spa), Thái Lan vẫn ghi nhận mức tăng hơn 30% chỉ trong 2 năm, theo đó nâng doanh thu gần gấp đôi lên khoảng 4,2 tỉ USD.

Du khách y tế đến Singapore đã chi khoảng 630 triệu USD năm 2013. Patients Beyond Borders ước tính Singapore thu hút hơn 1/2 triệu bệnh nhân quốc tế hàng năm, phần lớn từ quốc gia láng giềng Indonesia - nơi có hệ thống y tế lạc hậu.

CHÂU LUÂN (Theo Gulf Times)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên