23/02/2023 14:24 GMT+7

Coca-Cola, Zara... rút khỏi nhưng dân Nga vẫn mua được hàng, vì sao?

Các nhãn hàng phương Tây đã rút khỏi Nga gần một năm. Tuy nhiên, không khó để tìm thấy sản phẩm của họ trên thị trường nước này.

Coca-Cola, Zara... rút khỏi nhưng dân Nga vẫn mua được hàng, vì sao? - Ảnh 1.

Nước giải khát nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc cùng xuất hiện trong một cửa hàng ở thành phố Vladivostok, Nga - Ảnh: REUTERS

3 chai Coca-Cola, 3 mức giá

Điều bất tiện duy nhất của việc các công ty rút khỏi Nga là thời gian nhận hàng lâu hơn, cùng giá một số mặt hàng tăng.

Thay đổi chủ yếu đến từ con đường cung ứng. Thay vì nhập hàng chính ngạch, chuỗi cung ứng ở Nga chuyển sang nhập hàng trực tiếp từ các nước xung quanh.

Coca-Cola là ví dụ tiêu biểu. Nhãn hiệu nước giải khát này có thể không còn sản xuất và phân phối chính thức ở Nga, song nhu cầu của người Nga dành cho nó chưa bao giờ giảm.

Những chai Coca-Cola vẫn được bày bán trong các cửa hàng ven đường và trên các trang thương mại điện tử lớn… Điểm khác duy nhất là mỗi chai có mẫu bao bì riêng với nơi sản xuất được in rõ: các nước châu Âu, Kazakhstan, Uzbekistan hoặc Trung Quốc.

Tùy vào xuất xứ mà mỗi chai Coca-Cola có một mức giá riêng. Bước vào một siêu thị ở Matxcơva, khách hàng có thể chọn giữa 3 chai nước Coca-Cola với 3 giá khác nhau, được nhập từ Đan Mạch, Ba Lan và Vương quốc Anh.

Coca-Cola, Zara... rút khỏi nhưng dân Nga vẫn mua được hàng, vì sao? - Ảnh 2.

Quang cảnh một cảng thương mại tại thành phố Vladivostok, Nga ngày 15-2-2023 - Ảnh: REUTERS

Việc nhập Coca-Cola từ thị trường nước ngoài là kết quả của việc Chính phủ Nga cho phép nhập khẩu hàng hóa mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu trí tuệ. Cách làm này được gọi là nhập khẩu song song.

"Cơ chế nhập khẩu song song ngày càng phát triển và mở rộng. Nhờ đó, mọi mặt hàng đều có mặt trên thị trường", ông Ram Ben Tzion, giám đốc điều hành nền tảng kiểm định trực tuyến Publican, chia sẻ với Hãng tin Reuters.

Hàng xách tay, hàng tồn kho lên ngôi

Một phương thức khác để người Nga có được món đồ mình muốn là mua hàng xách tay.

Chị Albina, 32 tuổi, mang chiếc vali rỗng đến Minsk, thủ đô của Belarus. 24 giờ sau, chị mang về cho mình và bạn bè một vali đầy quần áo của các nhãn hiệu nổi tiếng.

"Tôi biết vài cửa hàng trên Instagram, Telegram hoặc một số người quen ở châu Âu, Istanbul hoặc Dubai. Bạn trả họ tiền công, khoảng 15-30% giá trị đơn hàng, họ sẽ mua và chuyển hàng đến cho bạn", chị Albina chia sẻ với Hãng tin Reuters.

Coca-Cola, Zara... rút khỏi nhưng dân Nga vẫn mua được hàng, vì sao? - Ảnh 3.

Người tiêu dùng Nga vẫn có thể mua hàng Zara qua hình thức xách tay hoặc mua hàng tồn kho tại một số cửa hàng - Ảnh: THE GUARDIAN/ALAMY

Wildberries, đơn vị bán hàng trực tuyến lớn nhất Nga, bày bán gần 17.000 sản phẩm của Zara. Nhiều nguồn tin cho biết đây là số hàng dành cho thị trường Nga mà thương hiệu thời trang nổi tiếng này phải bán xả khi rút khỏi đây. Hãng nội thất IKEA cũng làm tương tự với Yandex Market, một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Nga.

Trái với dự đoán ban đầu, người tiêu dùng Nga vẫn có thể có bất kỳ món hàng nào mình muốn, chỉ cần họ biết đúng chỗ mua.

Kinh tế Nga đứng vững hơn dự đoán của phương Tây nhưng...Kinh tế Nga đứng vững hơn dự đoán của phương Tây nhưng...

Theo số liệu từ cơ quan thống kê nhà nước, kinh tế Nga chỉ suy giảm 2,1% trong năm 2022, ít hơn so với dự đoán trước đó là mức giảm ít nhất 12%.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên