Lẩu Thập Cẩm

Bên trong phòng trọ bé như cái tủ: ngủ phải cong chân, đi vệ sinh vào chai

VŨ NGUYỄN

Đăng lúc 17:38 | 11/05/2024

Nam thanh niên gọi chiếc tủ đựng ống nước là "phòng trọ", cho biết phải trả hơn 170.000 đồng/tháng để thuê.

Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh phòng trọ "tí hon" của một công nhân nhập cư ở Trung Quốc đã khiến cư dân mạng nước này "dậy sóng". Theo video, chiếc tủ đựng ống nước dài 1,5m ở Thượng Hải được cho là phòng trọ của người đàn ông 25 tuổi, cao 1,7m.

Phòng trọ bé tí giá chỉ bằng 1/10 so với thông thường

Trang SCMP cho biết khi video này lan truyền trên nền tảng Douyin, không ít cư dân mạng đã nghi ngờ về tính xác thực của người công nhân.

Tuy nhiên, người công nhân trong video đã xác nhận những gì mình giới thiệu là đúng. Nam thanh niên kể đã tìm thấy phòng trọ thông qua một "cò" cho thuê trên mạng.

Phòng trọ của anh công nhân nhập cư thực chất chỉ là một hộc tủ đựng ống nước.

Phòng trọ của anh công nhân nhập cư thực chất chỉ là một hộc tủ đựng ống nước.

Người môi giới ban đầu quảng cáo tủ đựng ống nước này được cho thuê để cất giữ đồ đạc. Khi thuê, anh đã "biến" hộc kỹ thuật này thành nơi ngủ. Anh sử dụng "kỹ thuật ngủ của hải cẩu", nghĩa là sẽ cong chân lên để vừa vặn với không gian chật hẹp của tủ đựng ống nước.

Vào ngày video được quay, người công nhân trên đã ở Thượng Hải được 8 ngày. Số tiền phải trả cho phòng trọ này là 50 nhân dân tệ/tháng (hơn 170.000 đồng). Được biết, giá thuê trung bình cho một căn hộ một phòng ngủ ở Thượng Hải là hơn 5.134 nhân dân tệ/tháng (hơn 18 triệu đồng).

Thường ngày, anh sử dụng nhà vệ sinh công cộng cách đó 300m. Ban đêm, nếu "bí" quá sẽ sử dụng một chai nhựa để... "thoát nước". Với nước sinh hoạt, anh dùng một can lớn để đựng.

Ngoài ra, nam công nhân còn nhận được những bữa ăn miễn phí nhờ vào công việc dọn dẹp một ngôi chùa hoặc mua mì ăn liền với giá 1 nhân dân tệ/gói và sử dụng nước nóng ở nơi làm việc để nấu chín. Để tránh thiếu chất, anh mua thêm các viên thuốc thực phẩm chức năng.

Mặc dù vậy, cư dân mạng vẫn "bán tín bán nghi" trước những thông tin anh chàng chia sẻ. Một tờ báo địa phương đã nhận định câu chuyện của nam công nhân hoàn toàn không có thật.

Trang này cung cấp thông tin nam công nhân đã nhận được 600 nhân dân tệ (hơn 2,1 triệu đồng) từ khán giả xem kênh của mình, phân nửa số tiền này đến từ nền tảng Douyin. Tuy nhiên, bài báo không tiết lộ nam thanh niên có chịu bất kỳ hình phạt nào nếu đối mặt với việc đưa "tin giả".

Cải trang thành Cải trang thành 'tóc vàng hoe' để tránh bị tóm Thừa kế 5 căn hộ sau 12 năm chăm sóc người dưngThừa kế 5 căn hộ sau 12 năm chăm sóc người dưng Dân mạng dậy sóng vụ thanh niên thả bánh mì xuống biển cho Mèo BéoDân mạng dậy sóng vụ thanh niên thả bánh mì xuống biển cho Mèo Béo
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới Lẩu thập cẩm